Tập đọc: Tre Việt Nam (trang 42 sgk Tiếng Việt 4)
Bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam. Cây tre có nhiều tính chất giống như tính cách của con người Việt Nam như thẳng thắn, kiên cường, … Tre đã gắn bó với người dân Việt Nam từ những ngày dựng nước cho đến nay.
Câu 1 (trang 42):
Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam:
a) Cần cù
b) Đoàn kết
c) Ngay thẳng
Giải đáp:
a) Tre xanh // Xanh tự bao giờ? // Chuyện ngày xưa // đã có bờ tre xanh // (Tre đã có từ lâu đời – lâu lắm từ xưa lắm rồi không ai biết được. Chỉ biết rằng tre đã gắn bó với con người từ ngàn xưa)
b) - Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
- Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con
c) Đó là những hình ảnh:
- Tre xanh không chịu khuất mình
- Không may thân gãy cành rơi, tre vẫn để lại các gốc cho măng
- Nòi tre không bao giờ mọc cong. Măng non mới mọc đã mang dáng thẳng thân tròn của cây tre
Câu 2 (trang 42): Em thích những hình ảnh đẹp nào của cây tre và búp măng non?
Đáp án:
Những hình ảnh đẹp nói về cây tre và búp măng non trong bài thơ em đều rất thích. Bởi mỗi hình ảnh của cây tre hay búp măng non đều gợi nhớ đến phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động, " yêu nhiều nắng nỏ trời xanh" Đó là tình yêu thương yêu bao la giữa con người với con người " Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm", " có manh áo cộc, tre nhường cho con", "măng non là búp măng non", " Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Nội dung: Qua việc mô tả những hình ảnh đẹp của cây tre, tác giả cũng đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của con người Việt Nam. Đó chính là sự ngay thẳng, chính trực, tình thương yêu bao la từ cụ già cho đến trẻ thơ
Bài trước: Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính (trang 40 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Cốt truyện (trang 43 sgk Tiếng Việt 4)