Tập đọc: Những hạt thóc giống (trang 47 sgk Tiếng Việt 4)
Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người kế thừa ngai vàng. Ông muốn thử tài đức của mọi người nên đã chia cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được nấu chín. Đến hẹn, ai ai cũng đua nhau chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm dám đứng ra nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu là người trung thực và truyền ngôi cho cậu.
Câu 1 (trang 47): Nhà vua chọn người có đức tính nào để truyền ngôi?
Giải đáp:
Nhà vua muốn chọn người có tính trung thực để truyền ngai vàng
Câu 2 (trang 47): Nhà vua làm cách nào để tìm được người mà ông muốn?
Giải đáp:
Nhà vua đã làm theo cách sau: cho luộc chín các thùng thóc giống rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân mỗi người một thúng thóc và yêu cầu họ gieo trồng, và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngai vàng, ai không có thóc nộp sẽ bị vua trừng phạt
Câu 3 (trang 47): Hành động của chú bé Chôm có gì khác biệt với những người khác?
Giải đáp:
Hành động của chú bé Chôm khác biệt hoàn toàn với những người khác: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc lúa về kinh đô để nộp giao nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm lại thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Con không làm sao cho thóc của ngài nảy mầm được" mặc dầu Chôm đã dốc công chăm sóc
Câu 4 (trang 47): Theo em, vì sao người trung thực lại là người rất đáng quý?
Giải đáp:
Theo em người trung thực là người rất đáng quý bởi vì trung thực là một phẩm chất tốt đẹp, đáng quý mà một người cần có. Người có phẩm chất này sẽ bao giờ lừa giối người khác, không vì lợi ích của riêng tư mà lừa dối người khác. Những người có tính trung thực luôn sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có phải hi sinh đến tính mạng
Nội dung: Câu chuyện trên đã ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, đáng quý, có ích cho xã hội
Bài trước: Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện (trang 45 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Chính tả (Nghe - viết): Những hạt thóc giống (trang 47 sgk Tiếng Việt 4)