Tập đọc: Bè xuôi sông La (trang 27 sgk Tiếng Việt 4)
Bài thơ mô tả cảnh đẹp của đôi bờ sông La. Nước sông trong vắt, có bờ tre xanh trải bóng mát. Bè kéo gỗ trên sông, con người đang chăm chỉ xây dựng cuộc sống mới. Từ sự đổ nát sau cuộc chiến tranh, con người Việt Nam đã xây dựng lại đất nước tươi đẹp.
Câu 1 (trang 27): Sông La được miêu tả đẹp như thế nào?
Giải đáp:
Sông La trông rất đẹp và cũng rất thơ mộng: Nước sông trong vắt như ánh mắt. Hai bờ hàng me trải dài và xanh mướt như đôi hàng mi, sóng nước được nắng chiếu trông long lanh như vảy cá. Trên bờ tiếng chim hót líu lo.
Câu 2 (trang 27): Chiếc bè gỗ được ví với hình ảnh nào? Cách nói ấy có gì đặc biệt?
Giải đáp:
Chiếc bè gỗ được ví như đàn trâu đang đằm mình lim dim mắt, trôi thong tha và êm đềm trên dòng sông La: "Bè đi chiều thầm thì; Gỗ lượn đàn thong thả; Như bầy trâu lim dim; Đằm mình trong êm đềm". Cách nói theo lối so sánh như vậy đã khiến cánh bè gỗ trôi trên sông hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động.
Câu 3 (trang 27): Tại sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến hương vị mùi vôi xông mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
Giải đáp:
Vì tác giả nghĩ đến ngày mai những chiếc bè chở gỗ chở về xuôi sẽ góp phần khiến cuộc sống người dân phong phú hơn, xây dựng quê hương làm cho quê hương ngày một tươi đẹp hơn sau những cuộc chiến tranh.
Câu 4 (trang 27): Hình ảnh "Trong bom đạn đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" đã nói lên điều gì?
Giải đáp:
Hình ảnh trong câu thơ trên nói lên: Bằng sức lực, khả năng và trí tuệ của con người, vượt lên trên đạn bom khốc liệt để xây dựng một cuộc sống ấm no, tươi đẹp của tương lai.
Bài trước: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (trang 25 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu Ai thế nào ? (trang 30 sgk Tiếng Việt 4)