Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trang 147 Ngữ văn 8 tập 1)

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trang 147 Ngữ văn 8 tập 1)

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục (đề - thực – luận – kết):

- 2 câu đề: tinh thần bất khuất, khí phách ngang tàng của nhà chí sĩ khi lâm vào cảnh ngục tù.

- 2 câu thực: tự nghiệm về cuộc đời đầy sóng gió.

- 2 câu luận: hình tượng người anh hùng.

- 2 câu kết: khẳng định tư tưởng của nhà thơ.

Câu 1:

-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: bản lĩnh của người anh hùng trước sau như một.

- “Chạy mỏi chân”: hoạt động sôi nổi nhưng đầy thử thách.

- “thì hãy ở tù”: sự bình tĩnh và thái độ ngang tàng.

→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện sức chịu đựng và rèn luyện ý chí. Thể hiện khí phách hiên ngang, ung dung, bất khuất đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2:

- Giọng thơ từ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng phất buồn đau, bi thương mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống trong cảnh lao tù, khi con đường cách mạng bị gián đoạn.

- Phép đối: khách không nhà – người có tội; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội đã trở nên cao đẹp.

Câu 3:

Câu 5-6 dùng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan”; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm khẩu khí của nhà thơ thêm mạnh. Đây là tinh thần lạc quan và bất khuất của nhà thơ cách mạng. Lối nói khoa trương đã cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng của người chí sĩ là cao độ.

Câu 4:

2 câu cuối có điệp từ “còn” biểu thị niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với chốn ngục tù đầy gian khổ.

Luyện tập

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật: 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1,2,4,6,8.