Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Ôn tập về văn bản thuyết minh (Soạn văn 8)

Ôn tập về văn bản thuyết minh (Soạn văn 8)

I. Ôn tập lý thuyết

Câu 1: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống với mục đích cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.

Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác:

Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận
Đặc điểm (tính chất)Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.Kể lại nhân vật, sự việc, theo một trình tự nhất địnhTái hiện cụ thể đặc điểm về con người hoặc sự vậtBiểu đạt cảm xúc, tình cảm của con ngườiTrình bày ý kiến, luận điểm.


Câu 3: Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, người viết cần phải:

- Quan sát, tìm tòi, tích lũy các tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

- Nắm bắt bản chất đặc trưng của hiện tượng, sự vật cần thuyết minh.

Câu 4: Để bài văn thuyết minh tăng thêm sức thuyết phục, sáng rõ, dễ hiểu, người ta có thể phối hợp với nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau như: Nêu lên định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ minh họa, liệt kê, sử dụng số liệu, phân tích, so sánh, phân loại.

II. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu cách lập dàn ý và lập dàn bài đối với một số đề bài sau (gợi ý chung và ví dụ cụ thể)

Giới thiệu một đồ dùng

a. Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng một cách chung nhất.

b. Thân bài:

- Giới thiệu về chất liệu, hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc, cách sử dụng và công dụng.

- Những điều cần lưu ý khi lựa chọn mua hay sử dụng đồ dùng đó.

c. Kết bài: Giá trị của món đồ dùng đó đối với cuộc sống.

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh.

b. Thân bài: Giới thiệu đặc điểm vị trí địa lí, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển...

- Cấu trúc, quy mô, từng phần, từng khối, từng mặt...

- Sơ lược sự tích và các hiện vật trưng bày, ...

- Phong tục, lễ hội...

c. Kết bài: ý nghĩa văn hóa, xã hội, lịch sử của thắng cảnh.

Giới thiệu một thể loại văn học

a. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể loại văn học đó.

b. Thân bài: Nêu ra các đặc điểm của thể loại văn học đó đó (có kèm theo ví dụ minh họa)

c. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của thể loại văn học đó.

Giới thiệu một phương pháp (cách làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

a. Mở bài: Giới thiệu tên loại đồ dùng.

b. Thân bài:

- Nguyên vật liệu.

- Các bước làm.

- Yêu cầu thành phẩm.

c. Kết bài: Những điều cần lưu ý trong quá trình làm đồ dùng đó.

Câu 2: Tập viết đoạn văn theo các đề bài dưới đây:

a. Giới thiệu một loại đồ dùng

Chiếc bàn học của em được chính tay ba em làm từ những thanh gỗ và tấm ván lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt cả ngày chủ nhật, bố đục, đẽo, cưa, bào… không nghỉ tay, ba em đã làm xong một chiếc bàn học xinh xắn cho em. Bố kê bàn ngay ở cửa sổ hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng cho em học. Hình dáng chiếc bàn này giống với chiếc bàn học ở lớp nhưng kích thước của nó nhỏ chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được ba bào nhẵn. Ba em đánh một lớp véc-ni thật kĩ. Các đường vân gỗ nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn cố làm hai ngăn rộng rãi, đủ để em cất sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng khá thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn bàn nhỏ để em học bài buổi tối. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn.

b. Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê em

Thành phố Nha Trang là một địa điểm du lịch lớn của cả nước với nhiều địa điểm thăm quan nổi tiếng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về cảnh quan, vị trí, khí hậu và với nền tảng về lịch sử, nhân văn của nơi này. Nha Trang - Khánh Hoà là một nơi có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Khánh Hòa, có diện tích 251 km2, gồm có 27 xã, phường và 19 hòn đảo, với khoảng 2.500 hộ và khoảng 15.000 người dân sinh sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre với diện tích 36km2 nằm che chắn ở ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang (nằm trong số 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới) trở nên kín gió và êm sóng. Nơi đây còn được nhiều du khách thăm quan mệnh danh là "Hòn ngọc viễn đông" vì có nhiều bãi tắm đẹp, con đường nhựa xanh sạch, các ngôi biệt thự xinh đẹp ẩn mình trong rừng hoa và cây xanh.

c. Giới thiệu về một thể loại văn học

Lục bát là một thể thơ văn học dân tộc với số lượng tiếng cố định: có dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát). Thể thơ này được gieo vần lưng và vần chân về luật bằng trắc, những tiếng chẵn có quy định chặt chẽ mà thường là tiếng thứ 4 trắc, còn lại là bằng. Về ngắt nhịp, thể thơ lục bát chủ yếu ngắt bằng nhịp chẵn.

d. Giới thiệu về một loài hoa

Hoa mai là một loại hoa đẹp, có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là mai vàng (Hoàng Mai), sau đó là loại mai tứ quý, rồi mới đến mai trắng (Bạch Mai) và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng ưa trồng tron đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông, dễ sống. Có thể trồng vài cây trong vườn hay trồng đại trà hàng trăm giò , hoặc trồng trong chậu sứ. Đất trồng mai cần có độ ẩm vừa phải nếu thừa nước cây mai sẽ bị úng nước. Phân bón cho hoa mai thường là tro bếp trộn với phân bò khô, một ít u-rê và khô dầu, ka-li, ...

e. Giới thiệu về một loài động vật

Chú thỏ con nhà tôi mới thật xinh đẹp làm sao. Chú có cái mũi mềm mềm, đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở. Bộ ria dài mọc hai bên mép sợi to và trắng như cước. Đôi mắt tròn xoe đỏ hồng như hai hòn bi trông rất hiền. Hai tai thỏ to và dài như hai lá doi lúc nào cũng dựng đứng.

f. Giới thiệu về một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam

Chiếc áo dài truyền thống xuất hiện trong đời sống của người dân Việt Nam từ lâu đời. Đây là bộ trang phục mang đậm bản sắc dân tộc và để tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Từ đầu thế kỉ XIX cho đến năm 1945, áo dài truyền thống có hai loại: áo hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng và áo tứ thân. Đằng trước là hai tà áo không đính khuy, khi mặc bỏ buông hoặc có thể buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng được may giống áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên thường rộng gấp đôi vạt bên phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam đã được cải tiến dần thành chiếc áo dài " tân thời". Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp phong phú, đa dạng giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với thời trang hiện đại phương tây.