Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Soạn văn 8)

Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Soạn văn 8)

Câu 1:

Lớp kịch này được chia thành 2 cảnh:

- Ông Giuốc-Đanh và bác phó may.

- Ông Giuốc-Đanh và anh thợ phụ.

Cảnh trước trên sân khấu xuất hiện 4 nhân vật (ông Giuốc đanh và một người gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục). Cảnh sau có sự xuất hiện của 4 tay thợ phụ nữa. Cảnh trước ông Giuốc-Đanh nói chuyện với bác thợ phụ, cảnh sau ông Giuốc-Đanh nói chuyện với tay thợ phụ mang lễ phục nhưng xung quanh có 4 tay thợ phụ khác xúm vào để giúp ông thử bộ lễ phục nên mới gọi là nói với cả bọn. Thêm nữa, cảnh sau so với cảnh trước thì động tác của các nhân vật nhiều hơn và còn có cả âm nhạc và nhảy múa.

Câu 2:

Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may:

- 2 nhân vật: - Ông Giuốc-Đanh (ngu dốt, trưởng giả nhưng lại rất muốn học đòi để trở thành tầng lớp quý tộc).

- Bác phó may (láu cá, ăn bớt vải của Giuốc-Đanh còn ranh mãnh, ngụy biện, biến báo)

- Bộ lễ phục chật, hoa may bị ngược, bít tất bằng lụa và đôi giày chật.

=> Ông Giuốc-Đanh là người muốn làm sang, thích ăn diện để tỏ vẻ người quý phái nhưng lại ngu dốt, mê muội, quê kệch, học đòi làm sang.

Câu 3:

Sang cảnh sau của lớp kịch thì tính cách trưởng giả và học đòi làm sang của nhân vật ông Giuốc-Đanh lại tiếp tục được bộc lộ ra. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông Giuốc-Đanh. Anh ta liên tục nói những lời để tung hộ ông Giuốc-Đanh từ "ông lớn", "cụ lớn" đến "đức ông" và ông ta liên tục thưởng tiền cho tay thợ phụ mặc dù biết "nếu nó có nói ta là bậc tướng công thì nó sẽ được thưởng cả túi tiền mất" nhưng sự háo danh đã chiến thắng.

=> Ông Giuốc-Đanh là người vô cùng háo danh, thích được khen và nịnh bợ, khao khát được trở thành người quý tộc. Còn tay thợ phụ thì khéo nịnh hót, ranh mãnh để moi tiền.

Câu 4:

Sự chênh lệch và không cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên ngoài và bên trong là nguyên tắc cơ bản để tác giả tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng như thế, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ bằng việc tạo ra sự chênh lệch, khập khiễng, bất hoà giữa cái ngớ ngẩn, ngu dốt và cái học đòi sang trọng ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với rất nhiều các tình tiết gây cười: bộ lễ phục đính bông hoa ngược, tiền thưởng cho những lời xu nịnh quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của nhân vật ông Giuốc-Đanh khi mặc bộ lễ phục cũng như khi được tay thợ phụ tôn xưng... qua đó nhà văn muốn phê phán, chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường có trong xã hội