Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (Soạn văn 8)

Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (Soạn văn 8)

Câu 1: Trật tự từ, cụm từ đã thể hiện được mối quan hệ giữa các hoạt động và trang thái thứ tự trước-sau mà chúng cần biểu thị:

a. Thể hiện thứ tự của các bước trong công tác vận động tuyên truyền, cổ vũ, động viên và phát huy lòng yêu nước của nhân dân:

- Đầu tiên là giải thích cho nhân dân hiểu

- Sau đó là tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng.

- Tổ chức cho quần chúng cùng thực hiện.

- Lãnh đạo để thực hiện cho đúng.

- Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của người dân được thực hành vào các công việc yêu nước và công việc kháng chiến.

b. Hành động và trạng thái mà chúng cần biểu thị:

Thể hiện thứ bậc của các việc chính, việc phụ:

Việc chính: việc bà mẹ thường xuyên làm mỗi ngày là bán bóng đèn

Còn bán vàng hương chỉ là công việc làm thêm trong các phiên chợ chính.

Câu 2: Trong tất cả các trường hợp đã cho, cụm từ in đậm được đưa vào đầu câu là để liên kết với các câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).

Câu 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong các câu in đậm sau đây:

a. Việc đảo trật tự từ trong 2 câu 3 và 4 của bài thơ có mục đích nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang. Trong khi đó, ở 2 câu tiếp, việc đảo trật tự từ hướng vào đã làm nổi bật tâm trạng buồn nhớ, cô đơn của nhân vật trữ tình.

b. Việc đảo trật tự từ trong câu thơ này có tác dụng làm hiện lên vẻ đẹp và sự kì vĩ của người lính dưới cảnh hoàng hôn. Người lính đã trở thành hình ảnh trung tâm của khung cảnh buổi chiều trên dốc núi.

Câu 4:

a. Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.

b. Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.

- 2 câu này khác nhau ở phần bổ ngữ (phần sau của động từ thấy).

+ Ở câu (a), không có mục đích nhấn mạnh vào bất cứ một từ ngữ nào mà chủ yếu là câu kể về một sự việc nào đó đã được chứng kiến.

+ Trong câu (b), vị ngữ được đặt trước chủ ngữ, bên cạnh đó tính từ trịnh trọng lại được đặt đằng trước động từ, có tác dụng giúp cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự "làm bộ làm tịch" của Bọ Ngựa.

- Câu (b) là câu thích hợp để điền vào chỗ trống.

Câu 5: Sở dĩ tác giả chọn cách sắp xếp theo trình tự: xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:

+ Phản ánh các phẩm chất cao quý của cây tre theo đúng trật tự được miêu tả trong bài văn.

+ Đi từ những phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy rồi mới đến phẩm chất bên trong, khó thấy.

Câu 6:

Luận điểm lợi ích của việc đi bộ:

- Giúp cho tinh thần thư giãn, sảng khoái.

- Tiêu hao năng lượng, gân cốt rắn chắc.

- Có sức khỏe để học tập và lao động tốt hơn..