Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi) (Soạn văn 8)
- Phần 1: 2 câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếp: Nêu lên chân lí độc lập dân tộc.
- Phần 3: còn lại: Trình bày kết quả.
Câu 1: Khi nêu ra tiền đề, tác giả đã khẳng định các chân lí: sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước Đại Việt. Chúng ta là một nước riêng, có nền văn hiến đã lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục và tập quán riêng, có lịch sử độc lập với nhiều triều đại, có chủ quyền, có chế độ ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc.
Câu 2: Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", có thể hiểu được cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đó là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để nhân dân được sống bình yên. Muốn để yên dân, phải diệt trừ bọn hung bạo, đó chính là bọn giặc Minh xâm lược. Nhiệm vụ chính của nghĩa quân là vì dân mà đứng lên đánh giặc xâm lược.
Câu 3:
Để khẳng định chủ quyền của đất nước tác giả đã dựa trên các yếu tố: nền văn hiến có từ lâu đời, phong tục tập quán riêng, lãnh thổ riêng, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với những triều đại Trung Quốc.
Hai bài Nước Đại Việt ta và Sông núi nước Nam đều có mục đích là khẳng định chủ quyền riêng của đất nước, ngang hàng với các vị vua của Trung Quốc. Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả đã nói thêm về phong tục, văn hiến, lịch sử của các triều đại.
Câu 4: Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:
- Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ khẳng định về lịch sử tồn tại tại lâu đời, hiển nhiên, về các phương diện (lãnh thổ, văn hiến, triều đại, ... ), đồng thời cũng kể ra những kẻ xâm lược phương Bắc đã phải hứng chịu thất bại mà sử sách vẫn còn ghi rõ.
- Lời văn ngắn gọn xúc tích, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ và lí lẽ sắc bén.
Câu 5:
Sức thuyết phục của văn chính luận của Nguyễn Trãi là ở chỗ có thể kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn và lí lẽ. Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc Việt. Và quả thực nhân dân Việt rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta đã có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng hình thành nên hai phương Bắc - Nam có nhiều khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây trên những trang lịch sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là những triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Bên cạnh đó, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có
Đó chính là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung và trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc khiến cho nó trở nên sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
Câu 6: Có thể sơ lược trình tự lập luận trong đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng sơ đồ dưới đây:
Bài trước: Hành động nói (Soạn văn 8) Bài tiếp: Hành động nói (tiếp theo) (Soạn văn 8)