Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (trang 158 Ngữ văn 8 tập 1)
2. Thực hành
a. Sơ đồ:
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các sự kiện và nhật vật thời xa xưa, có các yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về số phận, cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc, có các chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn chuyện của đồ vật,loài vật hoặc về chính con người để ám chỉ một vấn đề nào đó trong xã hội.
- Truyện cười: truyện dân gian dùng hình thức gây cười nhằm mục đích mua vui, phê phán, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
→ Trong các câu giải thích có từ chung là “truyện dân gian”.
b. Ví dụ về biện pháp nói giảm nói tránh hoặc nói quá trong ca dao:
- Nói quá: “Lỗ mũi mười tám gánh lông / Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”
- Nói giảm nói tránh:
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
c.
– Câu có sử dụng từ tượng hình: Áo dài Việt Nam duyên dáng, thướt tha.
- Câu có sử dụng từ tượng thanh: Những máy múc bên công trường cứ ầm ầm trút đá.
Ngữ pháp
1. Lí thuyết
2. Thực hành
a.
– Câu có sử dụng trợ từ và tình thái từ:
“ Ôi, ngay đến thầy cũng hắt hủi con! ”
- Câu có sử dụng trợ từ và tình thái từ:
“ Chính mẹ là người đã ngăn cản không cho con đi học ư? ”
b. Câu ghép trong đoạn trích: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”
Có thể tách các vế trong câu ghép thành những câu đơn. Nhưng khi tách câu cần sự liên tục của sự kiện không được diễn đạt rõ ràng bằng khi gộp lại.
c. Câu ghép trong đoạn trích là câu thứ nhất và câu thứ 3. Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).
Bài trước: Muốn làm thằng Cuội (trang 156 Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Trả bài tập làm văn số 3 (trang 160 Ngữ văn 8 tập 1)