Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8)
- phần 1: hai câu đầu, hoàn cảnh ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
- phần 2: hai câu cuối, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Câu 1: Về các câu thơ dịch:
- Câu thứ 2 trong bản nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? ". Câu thơ dịch lại dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã khiến cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình không còn nữa (cũng chính là đã làm mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trong tâm hồn của Bác trước thiên nhiên).
- 2 câu thơ cuối (bản dịch) cũng chưa được đăng đối so với bản phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và từ "ngắm" trong câu thơ cuối là hai 2 từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không giữ được sự ý tứ của câu và thể thơ.
Câu 2:
Thường người ta ngắm trăng thường là vào lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng trong trường hợp này, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: trong chốn ngục tù. Khi Bác Hồ nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" thì không có nghĩa là Bác Hồ đang than thở và cũng không phải để phê phán. Đó là vì đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được ngắm và thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến hoa và rượu trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề màng đến vật chất và những khó khăn mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn luôn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình đắm chìm với thiên nhiên.
Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ để chỉ người (nhân, thi gia) và các từ để chỉ trăng (nguyệt) đặt ở 2 đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Tuy nhiên, giữa người và trăng vẫn tìm có sự đồng điệu và giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã khiến cảm mãnh liệt giữa người và trăng thêm nổi bật, sự gắn bó thân thiết của người và trăng từ lâu đã trở thành tri kỉ.
Câu 4:
Hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không bị gông cùm, đói rét, … làm bận tâm. Trước khó khăn, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung và tự tại. Bài thơ còn diễn tả tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ vô cùng đặc sắc, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Câu 5:
Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét một cách tinh tế và chính xác: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến một số bài thơ viết về trăng của Bác Hồ như: Đêm thu, Rằm tháng giêng, Ngắm trăng, Trung thu, Cảnh khuya, … Trăng trong thơ của Hồ Chí Minh cũng mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được thưởng thức từ chốn lao tù hay giữa cảnh non nước bao la, dù là khi bận bịu trăm công nghìn việc hay thư nhàn, với tâm hồn luôn luôn hướng đến cái đẹp, tới ánh sáng của Bác Hồ, bao giờ ánh trăng cũng xuất hiện như một tri âm tri kỉ của Người.
Bài trước: Ôn tập về văn bản thuyết minh (Soạn văn 8) Bài tiếp: Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8)