Câu cảm thán (Soạn văn 8)
- Trong các đoạn trích trên, các câu dưới đây là câu cảm thán:
+ Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)
+ Than ôi!
- Đặc điểm hình thức đã cho thấy đó là câu cảm thán: có các từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than ở cuối câu.
- Câu cảm thán được sử dụng để thể hiện trực tiếp cảm xúc của người nói/viết. Người nói/viết có thể thể hiện cảm xúc bằng các kiểu câu khác (câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu trần thuật), nhưng trong loại câu cảm thán, cảm xúc của người nói/viết được thể hiện ra bằng phương tiện đặc thù đó là từ ngữ cảm thán.
- Ngôn ngữ trong hợp đồng, đơn từ... (ngôn ngữ trong các văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để diễn giải kết quả của một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ "duy lí", ngôn ngữ của loại tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không phù hợp với việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thể hiện rõ cảm xúc.
II. Luyện tập
Câu 1: Các câu cảm thán là:
(a): Than ôi! ; Lo thay! ; Nguy thay!
(b): Hỡi cảnh núi rừng ghê gớm của ta ơi!
(c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hống hách, hung hăng, láo chỉ tổ mang thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của bản thân thôi.
Câu 2:
Các câu trong bài tập 2 đều là các câu thể hiện tình cảm, cảm xúc. Nhưng không có câu nào thuộc loại câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của loại câu này (không dùng từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than ở cuối câu).
Câu 3: Đặt 2 câu cảm thán:
a. Ôi, cháu cảm ơn bác!
b. Cảnh hoàng hôn trên biển đẹp biết bao!
Câu 4:
- Câu nghi vấn sử dụng để hỏi, thường có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu và thường có sử thêm từ nghi vấn.
- Câu cầu khiến sử dụng để ra lệnh, khuyên bảo, yêu cầu... có những từ cầu khiến kèm theo, có ngữ điệu cầu khiến, thường kết câu bằng dấu chấm than.
- Câu cảm thán được sử dụng để thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có sử dụng các từ ngữ cảm thán đi kèm và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
Bài trước: Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8) Bài tiếp: Câu trần thuật (Soạn văn 8)