Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Ôn tập về luận điểm (Soạn văn 8)

Ôn tập về luận điểm (Soạn văn 8)

I. Khái niệm luận điểm

Câu 1: Chọn (c): luận điểm là những quan điểm, tư tưởng, chủ chương cơ bản mà người viết (nói) đề cập đến trong bài văn nghị luận.

Câu 2:

a. Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có các luận điểm:

- Nhân dân ta có một tình yêu nước nồng nàn.

- Lịch sử ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với truyền thống tổ tiên ta ngày trước.

- Bổn phận của chúng ta là phải làm cho lòng yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

b. Xác định 2 luận điểm như vậy là chính xác. Vì đây là hai câu trả lời cho luận đề "Cần phải dời đô đến Đại La", một câu căn cứ vào sử sách còn một câu căn cứ vào yếu tố thực tế thành Đại La.

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

Câu 1:

a. Vấn đề được tác giả đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là lòng yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Bác Hồ đã đưa ra những luận điểm "Đồng bào ta ngày nay có tấm lòng yêu nước nồng nàn" thì vẫn chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề.

b. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa trên luận điểm "Các triều đại trước đây đã có nhiều lần thay đổi kinh đô " thì mục đích của nhà vua khi ra "Chiếu dời đô" có thể sẽ không thành. Vì chừng đó luận điểm chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La".

Câu 2: Luận điểm với vấn đề cần phải giải quyết trong một bài văn nghị luận có mối quan hệ rất chặt chẽ. Luận điểm đưa ra cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và cần phải đầy đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

Câu 1: Hệ thống thứ nhất là hệ thống đúng.

Câu 2: Mối quan hệ giữa các luận điểm và những vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít. Tuy nhiên cần phải có cả một hệ thống luận điểm liên quan với nhau thì mới có thể tập trung làm nổi bật lên vấn đề cần giải quyết. Một luận điểm đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được vấn đề.

IV. Luyện tập

Câu 1: Luận điểm của phần văn bản đó không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không phải là "Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là một tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại thời bấy giờ".

Câu 2:

Những luận điểm được lựa chọn phải giải quyết vấn đề là chìa khóa tương lai. Các luận điểm không liên quan trực tiếp tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần phải lược bỏ. Các luận điểm chưa làm sáng tỏ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần phải sửa chữa lại.

Có thể sắp xếp những luận điểm đã được lựa chọn và sữa chữa chúng theo trình tự sau đây:

- Giáo dục luôn luôn song hành với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm nén sự phát triển của xã hội.

- Giáo dục càng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhân loại trong tương lai, vì nó sẽ tạo ra những tiền đề cho sự phát triển đó.

- Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân cho xã hội tương lai.

- Giáo dục là chìa khóa trong sự tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo sự cân bằng môi trường sinh thái, ... mang lại sự công bằng, dân chủ và văn minh.

- Giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.