Trường từ vựng (trang 21 Ngữ văn 8 tập 1)
Câu 1:
Những từ in đậm trong đoạn văn có nét chung về nghĩa là cùng dùng để chỉ các bộ phận trên cơ thể con người.
Luyện tập
Câu 1:
Những từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản Trong lòng mẹ là Thầy, con, cháu, mẹ, cô, mợ, anh em.
Câu 2: Đặt tên trường từ vựng:
a. Dụng cụ để đánh bắt thủy sản.
b. Vật dụng để chứa.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tình cảm, tâm lý
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết.
Câu 3:
Những từ in đậm trong đoạn văn là thuộc trường từ vựng bộc lộ tình cảm.
Câu 4:
Khứu giác | Thính giác |
Mũi, thơm | nghe, tai, thính, điếc, thính, điếc, hính, điếc, rõ |
Câu 5*
- Lưới:
+ Trường đồ dùng để đánh bắt cá: vó, chài.
+ Trường dụng cụ, máy móc: túi lưới, rào lưới sắt, mạng lưới điện…
+ Trường tấn công: lưới mật thám, đá thủng lưới, lưới phục kích.
- Lạnh
+ Trường thời tiết: buốt, rét, cóng…
+ Trường tình cảm: giọng nói lạnh lùng, lạnh nhạt, mặt lạnh như tiền..
+ Trường màu sắc: màu xanh ngắt, xám lạnh
Câu 6:
Tác giả đã khéo léo chuyển các trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.
Câu 7:
- Đoạn văn có trường từ vựng “trường học”:
Ngôi trường cấp 1 của tôi, đó là một ngôi trường nhỏ ở gần cánh đồng lúa. Trường có 3 dãy nhà và khuôn viên trường rất rộng, thoáng mát. Mỗi dãy nhà lại có 2 tầng, mỗi tầng có 3 phòng học. Khi mới bước vào lớp 1, tôi học ở phòng học đầu tiên dưới tầng 1 của khu nhà ba tầng ở giữa. Các lớp học trước đây vẫn còn đơn giản, không có nhiều thiết bị hiện đại thì nay đã đổi mới với hệ thống những bàn ghế, máy chiếu, bảng mới và các thiết bị hiện đại hơn.
- Đoạn văn có trường từ vựng “môn bóng đá”:
Bóng đá được mọi người biết đến là một môn thể thao đồng đội, thi đấu giữa hai đội, mỗi đội có mười một cầu thủ. Mục tiêu của trò chơi là các cầu thủ tìm cách đưa bóng vào khung thành của đối phương. Ngoài các cầu thủ, thủ môn không được cố ý sử dụng tay hoặc cánh tay di chuyển chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.
Bài trước: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) (trang 20 Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Bố cục của văn bản (trang 24 Ngữ văn 8 tập 1)