Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Hịch tướng sĩ (Soạn văn 8)

Hịch tướng sĩ (Soạn văn 8)

Câu 1: Bài hịch bố cục chia làm 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách nhằm khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì đất nước.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của giặc xâm lược, đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Làm rõ đúng sai, phân tích phải trái trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ.

Câu 2: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam và tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách vàng bạc, vét cạn kiệt của kho có hạn, hung hãn như loài hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Các hình tượng ẩn dụ như: "lưỡi cú diều", "thân dê chó" nhằm chỉ sứ Nguyên đã cho thấy nỗi căm thù và lòng khinh bỉ quân thù của Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, đặt các hình tượng đó trong thế tương quan "xỉ mắng triều đình", "lưỡi cú diều", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những nỗi ô nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước đang bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác của quân giặc đã khơi gợi lòng căm thù giặc đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của các tướng sĩ.

Câu 3: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn bộc lộ qua:

+ Hành động: mất ngủ, quên ăn, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: căm tức, uất ức khi chưa trả được mối thù, sẵn sàng xả thân để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của tác giả khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh bản thân để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu 4:

Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã phê phán các hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định các hành động nên làm là vì để thức tỉnh sự tự ý thứ và trách nhiệm, tự nhìn nhận lại bản thân để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của các tướng sĩ.

Khi khẳng định hay phê phán, tác giả đều nhấn mạnh vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến đấu chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là có mục đích khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất lại chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với quân giặc ngoại xâm tàn bạo.

Câu 5:

Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời của vị chủ soái nói với các tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời của người cùng ảnh, có lúc là lời khuyên răn và bày tỏ hơn thiệt, có lúc lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

Sự thay đổi giọng điệu một cách linh hoạt như vậy rất phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của người viết, có tác động cả về lí trí lẫn tình cảm, đã khơi dậy trách nhiệm của các tướng lĩnh đối với chủ tướng cũng như đối với bản thân họ.

Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi sục sôi hùng hồn, lúc bi thiết nghẹ ngào, có khi lại mỉa mai chế giễu, khi lại nghiêm khắc như xỉ mắng, có lúc là ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu lập luận chặt chẽ, sắc bén.

- Dùng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: điệp ý tăng tiến, so sánh, điệp từ ngữ, phóng đại...

- Sử dụng các hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

Câu 7:

Soạn văn 8 | Soạn bài 8

II. Luyện tập

Câu 1:

Đọc bài hịch, chúng ta có cảm tưởng như mỗi câu, mỗi chữ đều là những lời gan ruột của vị anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau các câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng có tấm yêu nước sâu sắc, thấy xót đau đến quặn lòng khi chứng kiến cảnh đất nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù giặc hừng hực đag cháy trong tim, là sự nóng lòng muốn được hi sinh bản thân để rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những mỗi đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương về tinh thần bất khuất và lòng yêu nước sâu sắc để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó đã có sức động viên rất lớn đối với tinh thần của các tướng sĩ.

Câu 2: "Hịch tướng sĩ" là một văn bản vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng và cảm xúc:

- Lập luận chặt chẽ và sắc bén (kết cấu gồm ba phần - xem câu 1, lý lẽ sắc bén cóhơn - thiệt, có xưa - nay, trách nhiệm - quyền lợi, …, dẫn chứng từ sử sách chính xác, dễ hiểu).

- Giàu hình tượng và cảm xúc khi thống thiết, khi nghiêm khắc, khi sục sôi, có lúc lại ân tình.