Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Hội thoại (Soạn băn 8)

Hội thoại (Soạn băn 8)

I. Vai xã hội trong hội thoại

Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích đã cho là quan hệ trên - dưới:

- Người cô là vai trên

- Hồng là vai dưới.

Câu 2:

- Cách xử sự của người cô chưa phù hợp với mối quan hệ ruột thịt.

- Với tư cách là một người lớn tuổi, vai trên, người cô đã không thể hiện thái độ đúng mực của một người lớn đối với trẻ em.

(gọi cháu là "mày" và xưng "tao"→ bộc lộ tình cảm không gần gũi).

Câu 3: Các chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép với người cô

- tôi cúi đầu không trả lời.

- lại im lặng cúi mặt xuống đất... cổ họng tôi đã nghẹn ứ nhưng khóc không ra tiếng.

Hồng phải làm như vậy vì cậu bé là vai dưới, có bổn phận tôn trọng và lễ phép với người trên.

II. Luyện tập

Câu 1:

- Các chi tiết bộc lộ thái độ nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, ... , đau xót biết nhường nào!

- Các chi tiết bộc lộ thái độ khoan dung của Trần Quốc Tuấn: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ, ... Ta viết bài hịch này là để các ngươi biết bụng ta.

Câu 2:

a. Vai xã hội:

+ Lão Hạc: địa vị thấp kém nhưng tuổi tác lại cao hơn ông giáo

+ Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi ít hơn lão Hạc.

b.

Trong cử chỉ: Ông giáo nói với Lão Hạc bằng lời lẽ thân mật, ôn tồn nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước và ăn khoai.

Trong lời lẽ:

- Gọi "cụ" xưng hô gộp: "ông – con mình". → thể hiện sự kính trọng người già.

- Xưng là "tôi" → thể hiện mối quan hệ bình đẳng.

c.

- Lão Hạc gọi người xưng hô với mình là ông giáo, bộc lộ sự quý trọng với người có trí thức:

+ Ông giáo dạy phải!

+ Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.

- Lão Hạc cũng sử dụng các từ như: nói đùa thế, chúng mình... các từ này bộc lộ sự giản dị và thân tình trong mối quan hệ giữa hai nhân vật đối thoại.

- Đoạn trích này cũng đồng thời đã cho thấy tâm trạng buồn bã và sự giữ ý của lão Hạc lúc này. Những chi tiết thể hiện điều đó như: lão chỉ cười đưa đà, cười gượng; lão thoái thác ăn khoai, từ chối ở lại uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo. Các chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng buồn bã, day dứt của lão Hạc sau khi bán con Vàng.

Câu 3:

Đoạn hội thoại giữa hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt:

Hôm ấy Dế Mèn sang nhà Dế Choắt chơi, thấy trong nhà luộm thuộm liền nói:

- Sao chú mày ăn ở bừa bộn quá như thế! Nhà cửa gì đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết chắc.

Dế Choắt đáp lại tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng mà không khôn được, động đến việc là em lại thở rồi, không còn sức lực mà đào bới nữa.

Dế Mèn có thái độ kẻ cả, trích thượng, vừa bộc lộ sự hống hách:

+ Xưng "tao" gọi Dế Choắt là "chú mày" dù cả 2 bằng tuổi nhau, đó là thái độ của kẻ bề trên với bề dưới.

+ Thái độ khinh thường Dế Choắt của Dế Mèn thể hiện khi: chê bai nhà Dế Choắtbề bộn, luộm thuộm.

+ Chân dung của Dế Choắt đã được miêu tả xấu xí, gầy gò, như một gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với người bạn cùng trang lứa.

- Thái độ của Dế Choắt rất e dè, cung kính, nhút nhát:

+ Xưng hô một cách cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

+ Thể hiện sự buồn bã và yếu đuối trong lời nói "muốn khôn nhưng mà không khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

- Qua cách xưng hô, cử chỉ và thái độ kèm theo lời nói ta có thể nhận biết được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử của các nhân vật với nhau.