Ôn tập truyện kí Việt Nam (trang 104 Ngữ văn 8 tập 1)
Câu 1:
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 103 Ngữ văn 8 tập 1)
Bài tiếp: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (trang 107 Ngữ văn 8 tập 1)
Tên văn bản, tác giả | Thể loại | Phương thức | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
---|---|---|---|---|
Tôi đi học - Thanh Tịnh (1911-1988) | Truyện ngắn | Tự sự đan xen trữ tình, biểu cảm, miêu tả, | Kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đến trường | Lời kể chân thực và giàu cảm xúc |
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu ) - Nguyên Hồng (1918 - 1982) | Hồi kí | Cay đắng, tủi cực cùng lòng yêu thương cháy bóng với mẹ | Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, đậm chất trữ tình | |
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố (1893-1954) | Tiểu thuyết | Bộ mặt hủ tục, tàn ác của xã hội phong kiến. Vẻ đẹp người phụ nữ nông dân đầy sức sống, đầy tình thương. | Miêu tả hiện thực, tâm lí nhân vật | |
Lão Hạc - Nam Cao (1915 - 1951) | Truyện ngắn | Số phận đau thương của người nông dân nghèo sống dưới chế độ xã hội cũ và phẩm chất cao quý. Tình yêu thương của nhà văn đối với những người nông dân nghèo | Miêu tả tâm lí nhân vật một cách sâu sắc. Tạo ra tình huống truyện bất ngờ |
Câu 2:
- Giống:
+Phương thức tự sự đan xen với trữ tình, miêu tả và biểu cảm. Sáng tác vào giai đoạn 1930-1945.
+ Lấy đề tài về con người, cuộc sống đương thời.
+ Mang tinh thần nhân đạo và lên án xã hội.
- Khác:
+ Trong lòng mẹ là thể loại hồi kí có nội dung về trẻ thơ và tình mẫu tử.
+ Tức nước vỡ bờ thể loại tiểu thuyết viết về thân phận người phụ nữ nông dân.
+ Lão Hạc thể loại truyện ngắn viết về đề tài người nông dân và lòng lương thiện.
Câu 3: Mỗi nhân vật, đoạn văn đều có những nét đặc sắc riêng:
- Nhân vật Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc.
- Chị Dậu vừa có sức phản kháng mãnh liệt vừa giàu tình thương chồng.
- Lão Hạc vô cùng lương thiện và nhân hậu.