Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (trang 57 Ngữ văn 8 tập 1)
a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả sử dụng từ mẹ, có chỗ sử dụng từ mợ vì 2 từ này đều nói về một người, nhưng ở 2 trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với bản thân mình, cách gọi phổ biến chung, gọi “mợ” là khi nói chuyện với người cô, đó là cách gọi mẹ trước Cách mạng tháng Tám.
b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm kém (điểm 2 – hình dáng của số 2 giống con ngỗng), trúng tủ có nghĩa là đề bài thi vào đúng câu đã học kĩ.
Tần lớp thường sử dụng các từ này là giới học sinh, sinh viên.
Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Câu 1: Khi dùng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần phải chú ý không được lạm dụng quá vì đó không phải từ mà đối tượng giao tiếp nào cũng có thể hiểu được.
Câu 2: Trong văn thơ các tác giả vẫn sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì những từ đó có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.
Luyện tập
Câu 1:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
tía, thầy, cậu hùm, cọp mô, rứa tê khau |
cha, bố hổ đâu, thế nào kia gầu (múc nước) |
Câu 2:
- Một số từ ngữ tầng lớp học sinh thường dùng:
+ cọc trâu (điểm 1), ngỗng (điểm 2), trứng (điểm 0): Bài kiểm tra của tao được con ngỗng mày ạ.
+ phao (tài liệu): Phao này thầy khó phát hiện lắm!
Câu 3:
- Trường hợp nên sử dụng từ ngữ địa phương: a
- Trường hợp nên sử dụng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g
Câu 4*: Một số câu hò, ca dao, vè của địa phương:
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(Ca dao)
(tê – kia, ni – này)
Bài trước: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (trang 50 Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Tóm tắt văn bản tự sự (trang 59 Ngữ văn 8 tập 1)