Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Câu trần thuật (Soạn văn 8)

Câu trần thuật (Soạn văn 8)

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là có đặc điểm hình thức của kiểu câu cảm thán. Còn các câu còn lại trong các đoạn trích này đều là kiểu câu trần thuật.

- Các câu này được sử dụng để:

+ Trình bày suy nghĩ của tác giả về tấm lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).

+ Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).

+ Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).

+ Thể hiện cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).

- Trong các kiểu câu cầu khiến, nghi vấn, trần thuật và cảm thán, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến nhất. Kiểu câu trần thuật có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của các kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệuvề hình thức đặc trưng như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1: Xác định kiểu câu và chức năng của các câu đó.

a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 sử dụng để kể, câu 2 và 3 sử dụng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn với cái chết oan ức của Dế Choắt.

b. Câu 1 thuộc kiểu câu trần thuật được sử dụng để kể. Câu 2 là câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là kiểu câu trần thuật có tác dụng biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.

Câu 2:

- Về kiểu câu, ở câu 1 (trong phần dịch nghĩa) có sử dụng từ nghi vấn thế nào và kết thúc câu có dấu chấm hỏi. Từ đó, có thể nhận thấy đây là kiểu câu nghi vấn. Còn ở câu thứ 2 (trong phần dịch thơ), các dấu hiệu hình thức đã cho thấy đây là câu trần thuật.

- Về ý nghĩa, cả 2 câu đều diễn tả ý: Nhà thơ thấy xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp trong đêm trăng sáng.

Câu 3:

- Xác định kiểu câu:

+ Câu (a): là câu cầu khiến.

+ Câu (b): là câu nghi vấn.

+ Câu (c): là câu trần thuật.

- Các câu trên đều được sử dụng với mục đích cầu khiến, chỉ khác nhau ở sắc thái (2 câu sau có ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu thứ nhất).

Câu 4:

- Các câu được dẫn ở đây đều thuộc kiểu câu trần thuật.

- Các câu này sử dụng để:

+ Câu (a) sử dụng với mục đích cầu khiến.

+ Câu (b): Phần trước dấu hai chấm được sử dụng để kể, phần sau dấu hai chấm được sử dụng với mục đích cầu khiến.

Câu 5:

- Đặt câu trần thuật sử dụng để:

+ Hứa hẹn: Xin hứa với chị là ngày mai tôi sẽ đến sớm.

+ Xin hỗi: Em xin lỗi chị.

+ Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn chú.

+ Chúc mừng: Thầy chúc mừng em.

+ Cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là hàng thật.

Câu 6:

- Cậu mới mua cuốn sách "Kính vạn hoa – toàn tập" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đấy à?

- Mình vừa mới mua cuốn sách này ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ đấy.

- Ôi! Quyển sách này mới tuyệt làm sao!

- Mình cũng rất thích.

- Khi nào đọc xong, cậu cho mình mượn với nhé!