Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (ngắn nhất) > Luyện tập làm văn bản thông báo (Soạn văn 8)

Luyện tập làm văn bản thông báo (Soạn văn 8)

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1: Các trường hợp cần phải làm văn bản thông báo:

- Khi có một kế hoạch cần thực hiện.

- Khi có một sự việc, sự kiện cần thông báo rộng rãi...

Câu 2: Thể thức và nội dung của một thông báo:

Văn bản thông báo cần phải được viết theo đúng thể thức hành chính: có quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, người viết thông báo và chức vụ, người nhận... Nếu văn bản thông báo do một đoàn thể, cơ quan có thẩm quyền gửi đi thì trên thông báo cần phải ghi rõ tên cơ quan, số văn bản, chữ ký của thủ trưởng cơ quan và đóng dấu đỏ thì văn bản đó mới có hiệu lực.

Câu 3: Văn bản thông báo và văn bản tường trình:

- Giống nhau: đều là các văn bản thuộc loại văn bản hành chính; đều có nơi nhận (hoặc người nhận) và nơi gửi (hoặc người gửi).

- Khác nhau:

+ Văn bản thông báo là có mục đích truyền đạt các thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho các cấp dưới, thành viên đoàn thể, hoặc những ai có liên quan, quan tâm đến nội dung trong thông báo được biết để thực hiện hoặc tham gia.

+ Văn bản tường trình có mục đích để trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả mà cần phải xem xét. Người viết bản tường trình là người có liên quan đến sự việc đó. Người nhận tường trình là cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết sự việc đó.

II. Luyện tập

Câu 1: Lựa chọn loại văn bản thích hợp:

a. Văn bản thông báo.

b. Văn bản báo cáo.

c. Văn bản thông báo.

Câu 2: Chỗ sai trong văn bản thông báo

- Nội dung của văn bản và tên của văn bản chưa phù hợp với nhau.

+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra

+ Nội dung thông báo: chưa nêu rõ kế hoạch (từ ngày tháng nào đến ngày tháng nào, tháng nào) mà mới đưa ra yêu cầu lập kế hoạch.

Đối tượng tiếp nhận thông báo chưa nhất quán. Phần đầu thông báo ghi: "Kính gửi các cán bộ và học sinh toàn trường" nhưng ở phần cuối thông báo lại chỉ "Đề nghị Ban kiểm tra của nhà trường sắp xếp kế hoạch... ".

Chưa có nơi nhận ghi ở phía góc trái, cuối văn bản.

Để sửa lại văn bản này, cần sửa lại nội dung, sửa lại đối tượng tiếp nhận và bổ sung thêm nơi nhận ở phía góc trái, phần cuối văn bản.

Câu 3: Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hay ngoài xã hội cần phải viết thông báo:

- Ban chỉ huy liên đội thông báo kế hoạch tổng gọn vệ sinh trường lớp.

- Tổ trưởng dân phố thông báo lịch họp tổ dân phố.

- Ban Giám hiệu thông báo lịch thi học kì

- Uỷ ban phòng chống dịch tễ thông báo lịch tiêm phòng dịch cho gia cầm...

Câu 4: Em hãy lựa chọn và tự viết một bản thông báo trong số các tình huống vừa nêu trong bài tập trên.