Tức cảnh Pắc Bó (Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8)
- Phần 1: ba câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Hồ Chí Minh.
- Phần 2: còn lại: Cảm nghĩ của Bác Hồ về cuộc đời cách mạng.
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Một số bài thơ và thể thơ này đã được học: Nguyên Tiêu, Cảnh Khuya, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ, ...
Câu 2:
Giọng thơ dí dỏm, hài hước, tươi vui. Mặc dù cuộc sống có vô vàn khó khăn, điều kiện làm việc cũng rất thiếu thốn nhưng Bác Hồ lại cho đó là "sang". Vì với bác niềm vui và hạnh phúc lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh đạo người dân làm cách mạng nước nhà.
=> Cuộc sống của Bác rất ung dung, thư thái, say mê cuộc sống cách mạng, sống hòa hợp cùng với thiên nhiên. Bài thơ đã cho thấy nhân cách cao của Bác, và đã cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
Câu 3:
"Thú lâm tuyền" của Nguyễn Trái chính là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống "an bần lạc đạo". Ở Hồ Chí Minh, cái "thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).
Bài trước: Thuyết minh về một phương pháp cách làm (Soạn văn 8) Bài tiếp: Câu cầu khiến (Soạn văn 8)