Tôi đi học (trang 9 Ngữ văn 8 tập 1)
Câu chuyện là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”. Cảm giác hồi hộp, náo nức, ngỡ ngàng với con đường, trường học, cảnh vật, bạn bè, thầy giáo.
Bố cục:
- Phần 1: từ đầu... trên ngọn núi: tâm trạng của nhân vật “tôi”từ nhà đến trường.
- Phần 2: tiếp theo... nghỉ cả ngày mà: diễn biến tâm trạng của “tôi” khi đến trường.
- Phần 3: còn lại: nhân vật “tôi” đón nhận tiết học đầu tiên.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
- Những điều gợi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên: cuối mùa thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy bạn nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
- Những kỉ niệm được người viết diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên con đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Câu 2:
Tâm trạng hồi hộp và bỡ ngỡ:
- Trên đường cùng mẹ tới trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có một sự thay đổi lớn”, cảm thấy đứng đắn và trang trọng; Nâng niu mấy cuốn vở, muốn được thử sức cầm bút.
- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé và lo sợ.
- Nghe gọi tên và rời vòng tay mẹ: lúng túng, giật mình, sợ hãi như quả tim đã ngừng đập.
- Ngồi trong lớp: có mùi hương lạ, thấy lạ lẫm với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không cảm thấy xa lạ với người bạn ngồi kế bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ như sống lại.
Câu 3:
Thái độ, cử chỉ của những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt đẹp với các em:
- Ông đốc: hiền từ, giọng nói động viên, căn dặn, tươi cười và nhẫn nại.
- Thầy giáo: tươi cười chào đón.
- Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị đồ đạc cho con, cảm thấy hồi hộp cùng với con.
Câu 4:
Các hình ảnh so sánh:
- “... các cảm giác trong sáng ấy đã nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của cậu bé lần đầu tiên đi học.
- “Ý nghĩ ấy chợt thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang qua ngọn núi” → tâm hồn hồn nhiên mơ mộng của trẻ thơ không cần bận tâm quá nhiều điều gì.
- “Họ như con chim non đứng gần bờ tổ nhìn quãng trời rộng mà muốn bay, nhưng còn ngập ngừng và e sợ” → sự non nớt, khát vọng của những cô cậu học trò.
- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi thật mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp theo tiếng trống.
- “trường Mĩ Lí trông vừa oai nghiêm, vừa xinh xắn như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.
Câu 5:
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
+ Đan xen miêu tả, tự sự, bố cục chặt chẽ và thống nhất.
+ Mang chất thơ nhẹ nhàng và tinh tế
- Chất cuốn hút của truyện: chủ đề hồn nhiên trong sáng, lời kể tự nhiên mang chất biểu cảm cao theo dòng hồi tưởng của tác giả.
Luyện tập
Câu 1:
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện thật chân thật, tự nhiên và hồn nhiên, khơi gợi kí ức trong mỗi người. Đó là cảm xúc bồi hồi và xúc động trước cảnh vật thiên nhiên, con người trong một ngày vô cùng đặc biệt.
Câu 2:
Đoạn văn tham khảo:
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh của tôi, ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ tới trường, đường phố cảnh vật đẹp rực rỡ, cổng trường treo nhiều lá cờ xanh, đỏ, vàng để chào đón học sinh bước vào năm học mới. Tôi cảm thấy ngỡ ngàng trước cái cổng cao lớn mà hằng ngay tôi vẫn đi qua, đến hôm nay tôi mới cảm thấy nó thật. Chúng bạn hàng ngày tôi vẫn chơi bắn bi cùng, bắt ve sầu nay cũng quần áo tươm tất như tôi đến trường mới. Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời tôi. Ôi sao tôi quên làm sao được ngày lễ trọng đại ấy. Tôi đã trở thành một cậu bé học sinh lớp 1. Ông nhấc tôi xuống chiếc xe đạp, cặp mắt nhăn nhúm khẽ động đậy như đang cười. Cháu nhìn xem, trường mới của cháu đấy. Ông từ từ dắt tay tôi vào sân trường và đến nơi một cô giáo trẻ đang mặc chiếc áo dài thướt tha đang đứng. Cô giáo tôi, người dong dỏng, xếp chúng tôi thành hai hàng dọc, chỉn chu từng đứa trẻ đứng thẳng hàng. Ông tôi đứng ngoài cổng nhìn theo tôi với nụ cười hiền hậu, mắt tôi cay cay, chưa bao giờ tôi phải đứng một mình giữa những người bạn mới mà không có ông bà hay bố mẹ ở bên cạnh... Những cảm xúc đó, có lẽ, không bao giờ tôi quên được.
Bài tiếp: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ (trang 10 Ngữ văn 8 tập 1)