Thuyết minh về một phương pháp cách làm (Soạn văn 8)
- Khi cần thuyết minh cách làm cách nấu món ăn hay may quần áo, làm đồ vật, ... )người ta thường nêu các nội dung sau:
+ Nguyên vật liệu cần thiết
+ Các bước làm
+ Yêu cầu thành phẩm
- Cách làm được trình bày theo trật tự cái nào làm trước, cái nào làm sau thì mới cho kết quả như mong muốn.
II. Luyện tập
Câu 1: Hướng dẫn chung
a. Nguyên vật liệu:
- Đồ chơi muốn làm được làm bằng gì (bìa, đất sét, giấy, tre, ... )? Mỗi thứ cần số lượng bao nhiêu? Tiêu chuẩn (mềm, dài, cứng, ngắn, ... ) cụ thể như thế nào?
- Để làm được món đồ chơi đó, cần có dụng cụ gì (băng dính, kim khâu, kéo, hồ dán, ghim, ... )
b. Cách làm
Hướng dẫn chi tiết từng bước từ cắt dán, pha chế, tạo hình cho tới cách lắp ghép các chi tiết với nhau.
c. Yêu cầu thành phẩm
Nêu lên các yêu cầu thẩm mĩ và công dụng, ... của đồ chơi sau khi đã hoàn thành.
Tham khảo: Cách làm đèn ông sao kiểu truyền thống.
- Vót 10 thanh tre cật có độ dài bằng nhau, ở đầu của mỗi thanh tre cắt lõm vào một chút để làm mối buộc.
- Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau sao cho cân đối.
- Buộc 2 mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng một sợi dây thép nhỏ.
- Cắt 5 khúc tre nhỏ để làm thanh chống để tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc tre đó để bản to để làm chỗ đặt nến.
- Chống các khúc tre nhỏ để tạo độ dày cho đèn.
- Sử dụng loại giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu để dán kín các mặt của khung hình ông sao, lưu ý để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để cho nến vào.
- Trang trí các mặt tùy theo sở thích.
- Sử dụng một que để làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây vào đỉnh để treo.
- Thắp nến bên trong là đã có một chiếc đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích quan sát bố mẹ làm đèn và được tham gia vào trang trí theo ý thích của chúng.
Câu 2:
- Cách đặt vấn đề theo trật tự đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể về bài giới thiệu "Phương pháp đọc nhanh" trình bày lần lượt những ý dưới đây:
+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong hời đại khoa học và máy móc ngày càng phát triển.
+ Để gánh vác được vai trò đó thì con người cần phải đọc.
+ Số lượng đầu sách, trang in rất lớn của ngành in thế giới.
+ Cách đọc như thế nào trước một kho tư liệu khổng lồ đó.
- Các cách đọc:
+ Đọc thành tiếng.
+ Đọc thầm (gồm cả cách đọc theo dòng và đọc ý).
- Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh đã được được nêu lên trong bài:
+ Về nội dung và phương pháp đọc nhanh là cách đọc không tuần tự từng câu mà là thu nhận ý chung của bài viết qua các từ ngữ quan trọng.
+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép chúng ta thu nhận một nguồn kiến thức khổng lồ, những thông tin cần thiết trong một trang sách, một đoạn văn, lược bớt đi những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn rất ít thời gian, đặc biệt là giảm thiểu mỏi mắt.
- Những số liệu đưa ra trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu các phương pháp đọc nhanh.
Bài trước: Câu nghi vấn (tiếp theo) (Soạn văn 8) Bài tiếp: Tức cảnh Pắc Bó (Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8)