Nói quá (trang 101 Ngữ văn 8 tập 1)
Câu 1:
- Câu tục ngữ muốn diễn tả về độ dài ngắn ngày đêm theo các mùa một cách khác biệt: tháng năm đêm ngắn ngày dài, còn tháng mười đêm dài ngày ngắn.
- Câu ca dao …thánh thót như mưa ruộng cày… có ý nói về sự vất vả, cực nhọc của người nông dân.
→ Cách nói quá hơn so với sự thật, phóng đại mức độ và tính chất của sự vật.
Câu 2:
Cách nói phóng đại như vậy có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng thêm sức biểu cảm cho sự vật, sự việc và hiện tượng.
Luyện tập
Câu 1: Biện pháp nói quá trong các câu:
Câu | Biện pháp nói quá | Giải thích ý nghĩa |
a. | Có sức người sỏi đá cũng thành cơm | Niềm tin vào sức mạnh của lao động và thành quả lao động |
b. | em có thể đi lên đến tận trời được | Trấn an người nghe vết thương nhỏ, không sao |
c. | cụ bá thét ra lửa | Kẻ có quyền lực, hống hách, hay quát mắng. |
Câu 2: Điền thành ngữ vào chỗ trống:
a. chó ăn đá gà ăn sỏi
b. bầm gan tím ruột.
c. ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột
e. vắt chân lên cổ
Câu 3: Đặt câu với thành ngữ:
- Thúy Kiều sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Tinh thần dân tộc và niềm khao khát tự do chính là sức mạnh dời non lấp biển của dân Việt Nam.
- Đoàn kết là sức mạnh có thể lấp biển vá trời tạo ra một cuộc sống tự do.
- Bộ đội ta mình đồng da sắt.
- Bài toán này mình nghĩ nát óc không ra.
Câu 4:
5 thành ngữ so sánh có áp dụng biện pháp nói quá:
- Kêu như trời đánh
- Dữ như cọp.
- Khỏe như voi.
- Đẹp nghiêng nước nghiêng thành
- Nhanh như chớp.
Câu 5*: Một số bài văn, bài thơ áp dụng biện pháp nói quá:
- Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
(Thành ngữ)
- Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
(Ca dao)
Câu 6*:
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác:
- Nói quá để phóng đại sự việc với mục đích nhấn mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng và tạo độ tin tưởng cao cho người đọc.
- Nói khoác có mục đích làm cho người nghe tin vào điều không có thật, tạo ra sự khôi hài hoặc có ý chê bai tạo tiếng cười chế nhạo.
Bài trước: Hai cây phong (trang 100 Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 103 Ngữ văn 8 tập 1)