Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh) (Soạn văn 8)
Câu 1: Đọc hiểu bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
Câu 2: - Bài thơ có kết cấu khá chuẩn theo kiểu kết cấu của một bài thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự:
+ Câu 1: khai (mở)
+ Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý của câu khai)
+ Câu 3: chuyển (chuyển ý)
+ Câu 4: hợp (tổng hợp)
Câu 3:
Hệ thống điệp ngữ ở bản nguyên tác có tác dụng tạo nhịp điệu, âm hưởng một cách rõ rệt cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san đã gợi tả cái trùng điệp gian nan của một chặng đường dài. Bài thơ dịch đã làm mất đi điệp ngữ trong câu mở đầu
Câu 4:
- Câu thơ thứ 2 đã miêu tả cái khó khăn và vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) có tác dụng làm nổi bật, nhấn mạnh và làm ý thơ thêm sâu sắc. Câu thơ dường như chỉ thấp thoáng hình dáng nhân vật trữ tình - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua biết bao lần chuyển nhà tù bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thía vể nỗi gian nan triển miên của người phải di chuyển bằng đường núi, Người đã suy ngẫm về con đường cách mạng và đường đời.
- Câu thơ cuối: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Con người từ tư thế bị đày đọa tưởng chừng không thể vượt qua được bỗng nhiên trở thành một du khách ung dung ngắm cảnh non sông. Câu thơ cuối đã diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ những xứng đáng đến với con người suốt hành trình kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.
Câu 5:
Bài thơ Đi Đường không phải là loại thơ tức cảnh hay tự sự mà chủ yếu là viết về suy nghĩ, triết lý nhưng không hẳn triết lý lên giọng dạy đời dạy người như lời kể chuyện mà chính tâm sự của Bác Hồ trong những ngày tù đày. Bốn câu thơ vô cùng bình dị nhưng cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ và lời lẽ chặt chẽ, logic, vừa chân thực, vừa tự nhiên, vừa chứa đựng được những tư tưởng sâu xa.