Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (trang 15 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh (trang 15 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

1. Mở bài

Trong cuộc sống của con người tồn tại, giải trí hàng ngày và làm việc trong một môi trường sống trong sạch. Một trong số các yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

- Với phần lớn diện tích là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất có điều kiện sống lý tưởng ấy chính là nơi bắt nguồn của sự sống, một điều mà không có bất kỳ hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - là một yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.

2. Thân bài

- Rừng là gì?

- Ảnh hưởng của rừng: thành phần chính của rừng chính là cây xanh nên cây xanh chính là yếu tố điều hòa khí hậu tạo nên không khí trong lành, bầu khí quyển được trong sạch.

- Rừng cũng chính là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.

- Trong rừng còn có những loài gỗ quý hiếm như lim, sến, táu, đinh,... và các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên nhằm mục đích phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng tre, nứa, rừng cao su, keo tai tượng, ....

- Rừng cũng chính là môi trường sinh thái trong lành - một nơi du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh đẹp với đầy sự bí ẩn, hoang dã nhưng cũng tràn đầy sự hấp dẫn, lôi cuốn.

- Lên án những kẻ đang chặt phá cây bừa bãi nhất là những người thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách bừa bãi.

- Hậu quả để lại là lũ lụt, hạn hán, sụt lở đất, ... làm thiệt hại biết bao tính mạng và tiền của của những người dân vô tội.

- Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ các hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta cần phải yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

3. Kết bài

- Đảng và nhà nước ta cần phải có nhiều biện pháp cứng rắn và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.

- Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải nuôi dưỡng ý thức bảo vệ, chung tay góp phần làm không khí và môi trường sống trong sạch.

II. Bài văn mẫu

Đề 2: Viết một bài văn thuyết minh về tác hại của ma tuý (hoặc của thuốc lá, rượu, ... ) đối với đời sống của con người.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát: ma tuý chính là mối hiểm hoạ khôn lường của loài người.

2. Thân bài

Lần lượt thuyết minh về những tác hại của ma tuý đối với đời sống của con người:

- Nguồn gốc của ma tuý.

- Các chất được gọi là ma tuý.

- Các tác hại của ma tuý đối với đời sống con người:

+ Ma tuý làm cho người dùng nó mất đi khả năng làm chủ, thần kinh tê liệt, ....

+ Ma tuý gây thiệt hại về kinh tế, suy kiệt về nòi giống, ....

+ Ma tuý còn là con đường chính dẫn đến lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV.

- Tình hình nghiện ma tuý ngày nay và những việc cần phải làm để đẩy lùi tệ nạn này.

3. Kết bài

Nêu lên suy nghĩ của bản thân trước những tác hại của ma tuý và khuyên mọi người hãy tránh xa.

II. Bài văn mẫu

Đề 3: Viết một bài văn thuyết minh về một kinh nghiệm làm văn hoặc học văn.

I. Dàn ý

1. Mở bài Giới thiệu vấn đề: Kinh nghiệm học và làm văn

Đối với rất nhiều học sinh hiện nay, việc học văn bị xem như là cực hình vì có nhiều bạn chưa có cách học phù hợp với bộ môn xã hội này. Chúng ta hãy cùng bàn luận về một số lưu ý khi học văn!

2. Thân bài

a) Văn học là gì?

b) Thực trạng việc học văn của học sinh ngày nay:

- Nhiều người chỉ học đối phó.

- Nhiều người yêu thích nhưng lại không dám theo đuổi vì sợ khó.

- Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh là thật sự yêu thích văn học nhưng số đó không có được bao nhiêu người theo đuổi nó.

c) Kinh nghiệm học - làm văn:

- Để học thật tốt chương trình phổ thông, trước hết bạn cần phải nắm vững những bài giảng văn ở lớp thông qua việc tìm hiểu trước bài học trên lớp.

- Khi học văn, quan trọng là các bạn cần phải tập trung cao độ và có khả năng tưởng tượng phong phú.

- Trong khi giáo viên đang giảng bài, cần chú ý lắng nghe và ghi lại những ý chính hay những chi tiết cần lưu ý mà thầy cô nêu ra.

- Ở nhà cần thường xuyên làm các bài tập phần luyện tập sau mỗi phần bài học.

- Đọc thêm nhiều sách báo.

- Rèn luyện tính sáng tạo, logic để có thể áp dụng thêm vào việc làm văn.

...

3. Kết bài

- Khuyến khích người đọc

- Động lực cố gắng của bản thân