Vị trí tương đối của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn - Chuyên đề Toán 10
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Xác định giao điểm của 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 4 = 0 và (C2): x2 + y2 - 4x - 4y + 4 = 0?
A. (√ 2; √ 2) và (√ 2; - √ 2) B. (0; 2) và (0; - 2)
C. (2; 0) và (0; 2) D. Đáp án khác
Bài giải:
Tọa độ giao điểm của 2đường tròn đã cho thỏa mãn hệ phương trình:
Vậy giao điểm A (0; 2) và B (2; 0).
Đáp án: C.
Ví dụ 2: Xác định vị trí tương đối giữa 2 đường tròn (C1): x2 + y2= 4 và đường tròn
(C2): (x + 10)2 + (y - 16)2 = 1.
A. Cắt nhau. B. Không cắt nhau. C. Tiếp xúc ngoài. D. Tiếp xúc trong.
Bài giải:
+ Đường tròn C1 có tâm và bán kính: I1 (0; 0) và R1 = 2
+ Đường tròn (C2) có tâm và bán kính: I2( - 10; 16) và R2 = 1.
Khoảng cách giữa hai tâm I1I2 = = 2√ 89 > R1 + R2.
Vậy (C1) và (C2) không có điểm chung.
Chọn B.
Ví dụ 3: Tìm giao điểm 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 2 = 0 và (C2): x2 + y2 - 2x = 0
A. (2; 0) và (0; 2). B. (√ 2; 1) và (1; -√ 2).
C. (1; - 1) và (1; 1) D. ( - 1; 0) và (0; - 1).
Bài giải:
Giao điểm nếu có của hai đường tròn đã cho là nghiệm hệ phương trình:
Vậy hai giao điểm là A (1; 1) và B (1; - 1).
Đáp án: C.
Ví dụ 4: Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng ∆: y = x và đường tròn (C): x2 + y2 - 2x = 0.
A. ( 0; 0) B. (0; 0) và (1; 1). C. (2; 0) D. (1; 1)
Bài giải:
Giao điểm nếu có của đường thẳng ∆ và đường tròn (C) là nghiệm hệ phương trình:
Vậy đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm là A (0; 0) và B (1; 1).
Đáp án: B
Ví dụ 5: Tọa độ giao điểm của đường tròn (C): x2 + y2 - 2x - 2y + 1 = 0 và đường thẳng
∆:
A. (1; 2) và (2; 1) B. (1; 2) và (1/5; 2/5). C. ( 2; 5) D. (1; 0) và (0; 1)
Bài giải:
Thế vào (C) ta có:
( 1 + t)2 + (2 + 2t)2 - 2 (1 + t) - 2 (2 + 2t) + 1 = 0
⇔ 1 + 2t + t2 + 4 + 8t + 4t2 - 2 - 2t - 4 – 4t + 1 = 0
⇔ 5t2 + 4t = 0
⇔
Đáp án: B
Ví dụ 6: Xác định vị trí tương đối giữa 2 đường tròn (C1): x2 + y2 = 4 và
đường tròn
(C2): ( x - 3)2 + (y - 4)2 = 25.
A. Không cắt nhau. B. Cắt nhau. C. Tiếp xúc ngoài. D. Tiếp xúc trong.
Bài giải:
Đường tròn (C1) có tâm I1( 0; 0) và bán kính R1 = 2
Đường tròn (C2) có tâm I2(3; 4) và bán kính R2 = 5
Khoảng cách hai tâm I1I2 = = 5.
Ta có: R2 - R1 = 3 < I1I2 = 5 < R2 + R1 = 7 nên 2 đường tròn trên cắt nhau.
Đáp án: B.
Ví dụ 7: Đường tròn x2 + y2 - 2x - 2y - 23 = 0 cắt đường thẳng d: x + y - 2 = 0 theo một dây cung có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 10 B. 8 C. 6 D. 3√ 2.
Bài giải:
+ Đường tròn (C) có tâm I (1; 1) và bán kính R= 5.
+ Khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng d là:
d (I, d) = = 0
⇒ Điểm I thuộc đường thẳng d nên đường thẳng (d) cắt đường tròn (C) tại hai điểm M và N trong đó MN là đường kính của đường tròn.
⇒ MN = 2R = 10
Vậy đường thẳng d cắt đường tròn (C) theo một dây cung có độ dài là 10.
Đáp án: A.
Ví dụ 8: Cho đương tròn C1) có tâm I1(1; 0); bán kính R1 = 1 và đường tròn (C2) có tâm I2( - 5; 8), bán kính R2 = 11. Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (C1) và (C2)?
A. Tiếp xúc ngoài B. Tiếp xúc trong
C. Cắt nhau D. Không cắt nhau
Bài giải:
+ Khoảng cách hai tâm là: I1I2 = = 10
⇒ I1I2 = R2 - R1 = 10
⇒ Hai đường thẳng đã cho tiếp xúc trong.
Đáp án: B.
Ví dụ 9: Cho đương tròn C1) có tâm I1(2; - 3); bán kính R1 = 3 và đường tròn (C2) có tâm I2(4; 7), bán kính R2 = 6. Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (C1) và (C2)?
A. Tiếp xúc ngoài B. Tiếp xúc trong
C. Cắt nhau D. Không cắt nhau
Bài giải:
+ Khoảng cách hai tâm là: I1I2 = = √ 104
⇒ I1I2 > R2 + R1 = 9
⇒ Hai đường tròn đã cho không cắt nhau.
Đáp án: D.
Ví dụ 10. Cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 4y = 0. Đường thẳng d: 2x - y + m = 0. Tìm m để đường thẳng d cắt đường tròn?
A. – 7 < m < 1 B. - 9 ≤ m ≤ 1 C. - 9 < m < 1 D. - 9 < m ≤ 1
Bài giải:
+ Đường tròn (C) có tâm I (1; - 2) và bán kính R = = √ 5
+ Khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng d:
d (I; d) =
+ Để đường thẳng cắt đường tròn khi và chỉ khi đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau hoặc cắt nhau nên:
d (I; d) ≤ R ⇔ ≤ √ 5
⇔ |4 + m| ≤ 5
⇔ - 5 ≤ 4 + m ≤ 5 ⇔ - 9 ≤ m ≤ 1
Vậy để đường thẳng d cắt đường tròn thì - 9 ≤ m ≤ 1
Đáp án: B.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tìm giao điểm 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 4 = 0 và
(C2): x2 + y2 - 4x - 4y + 4 = 0
A. (√ 2; √ 2) và (√ 2; - √ 2). B. (0; 2) và (0; - 2)
C. (2; 0) và (0; 2) D. (2; 0) và (- 2; 0)
Đáp án: C
Giao điểm của hai đường tròn đã cho là nghiệm hệ phương trình:
Vậy giao điểm A (0; 2) và B (2; 0)
Câu 2: Tìm toạ độ giao điểm hai đường tròn (C1): x2 + y2 = 5 và
(C2): x2 + y2 - 4x - 8y + 15 = 0
A. (1; 2) và (√ 2; √ 3). B. (1; 2) và (- 2; 1)
C. (1; 2) và (√ 3; √ 2). D. (1; 2).
Đáp án: D
Giao điểm nếu có của hai đường tròn đã cho là nghiệm hệ phương trình:
Vậy toạ độ giao điểm là (1; 2).
Câu 3: Đường tròn (C): (x - 2)2 + (y - 1)2 = 25 không cắt đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây?
A. Đường thẳng đi qua điểm (2; 6) và điểm (- 1; 2)
B. Đường thẳng có phương trình y - 4 = 0.
C. Đường thẳng đi qua điểm (3; - 2) và điểm (19; 33).
D. Đường thẳng có phương trình x - 8 = 0.
Đáp án: D
Đường tròn có tâm và bán kính là I (2; 1) và bán kính R= 5.
Xét khoảng cách d từ tâm I đến từng đường thẳng và so sánh với R. Nếu d > R thì đường tròn không cắt đường thẳng
* Đường thẳng (a) đi qua điểm (2; 6) và điểm (- 1; 2) nhận u→( 3; 4) làm VTCP nên nhận n→( 4; - 3) làm VTPT
⇒ Phương trình (a): 4 (x - 2) – 3 (y - 6) = 0 hay 4x - 3y + 10 = 0
⇒ d (I; a) = = 3 < R
⇒ Đường tròn (C) cắt đường thẳng này.
* ∆2: y - 4 = 0 ⇒ khoảng cách d (I, ∆2) = 3 < R ⇒ (C) cắt ∆1
* Đường thẳng (b) đi qua điểm (3; - 2) và điểm (19; 30) nhận VTCP u→(16; 32) nên nhận vTPT là n→( 2; - 1)
⇒ Phương trình (b): 2 (x - 3) – 1 (y + 2) = 0 hay 2x - y - 8 = 0
⇒ d (I; b) = = √ 5 < R
⇒ Đường tròn (C) có căt đường thẳng (b).
*∆4: x - 8 = 0 ⇒ khoảng cách d (I, ∆4) = 6 < R ⇒ (C) không cắt ∆4.
Câu 4: Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng ∆: x - 2y + 3 = 0 và đường tròn
(C): x2 + y2 - 2x - 4y = 0
A. (3; 3) và (- 1; 1). B. ( - 1; 1) và (- 3; 3). C. (3; 3) và (1; 2). D. (2; 1) và (2; - 1).
Đáp án: A
Tọa độ giao điểm là nghiệm của hệ phương trình sau
Vậy tọa độ giao điểm là (3; 3) và (- 1; 1).
Câu 5: Xác định vị trí tương đối giữa 2 đường tròn (C1): x2 + y2 - 4x = 0 và
(C2): x2 + y2 + 8y = 0.
A. Tiếp xúc trong. B. Không cắt nhau. C. Cắt nhau. D. Tiếp xúc ngoài.
Đáp án: C
Đường tròn (C1): x2 + y2 - 4x = 0 có tâm I1( 2; 0) và bán kính R1 = 2.
Đường tròn (C2): x2 + y2 + 8y = 0 có tâm I2( 0; - 4), bán kính R2 = 4.
Khoảng cách hai tâm: I1I2 = = 2√ 5
Ta có R2 - R1 < I1I2 = 2√ 5 < R2 + R1 nên hai đường tròn cắt nhau.
Câu 6: Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng ∆: x + y - 7 = 0 và đường tròn
(C): x2 + y2 - 25 = 0.
A. (3; 4) và (- 4; 3). B. (4; 3) C. (3; 4) D. (3; 4) và (4; 3).
Đáp án: D
Giao điểm nếu có của đường thẳng và đường tròn là nghiệm của hệ phương trình:
Vậy đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm là (4; 3) và (3; 4)
Câu 7: Đường tròn x2 + y2 - 4x + 6y - 12 = 0 cắt đường thẳng (d): x - y - 3 = 0 theo một dây cung có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 5 B. 2√ 23 C. 10 D. 5√ 2
Đáp án: B
+ Đường tròn (C) có tâm I (2; - 3) và bán kính R = 5.
+ Khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng d là:
d (I, d) = = √ 2 < R
⇒ đường thẳng (d) cắt đường tròn (C) tại hai điểm M và N.
+ Gọi H là hình chiếu của I lên MN. Khi đó; H là trung điểm của MN (quan hệ đường kính vuông góc với dây).
+ Ta có IH = d (I, d) = √ 2
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác MIH ta có
MI2 = IH2 + HM2 ⇒ 52 = 2 + HM2 ⇒ HM2 = 23 nên HM= √ 23
Do H là trung điểm của MN nên MN = 2HM = 2√ 23
Câu 8: Đường tròn (C): (x - 2)2 + (y - 1)2 = 25 không cắt đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây?
A. Đường thẳng đi qua điểm (2; 6) và điểm (45; 50).
B. Đường thẳng có phương trình y - 4 = 0.
C. Đường thẳng đi qua điểm (3; - 2) và điểm (19; 33)
D. Đường thẳng có phương trình x - 8 = 0.
Đáp án: D
Đường tròn có tâm và bán kính là: I (2; 1) và R = 5.
Xét khoảng cách d từ tâm I đến từng đường thẳng và so sánh với R:
* Đường thẳng đi qua điểm (2; 6) và điểm (45; 50): ∆1: 44x - 43y + 170 = 0
⇒ khoảng cách d (I; ∆1) = < R nên (C) cắt ∆1
* ∆2: y - 4 = 0 ⇒ khoảng cách d (I; ∆2) = 3 < R nên (C) cắt ∆2
* Đường thẳng đi qua điểm (3; - 2) và điểm (19; 33): ∆3: 35x - 16y - 137 = 0
⇒ khoảng cách d (I; ∆1) = < R ⇒ (C) cắt ∆3
* ∆4: x - 8 = 0 ⇒ khoảng cách d (I; ∆4) = 6 > R nên (C) không cắt ∆4
Câu 9: Xác định vị trí tương đối giữa 2 đường tròn (C1): x2 + y2 = 4 và
(C2): (x + 10)2 + (y - 16)2 = 1.
A. Cắt nhau. B. Không cắt nhau. C. Tiếp xúc ngoài. D. Tiếp xúc trong.
Đáp án: B
Đường tròn (C1) có tâm và bán kính: I1 = (0; 0), và R1 = 2; (C2) có tâm I2 (- 10; 16) và bán kính R2 = 1; khoảng cách giữa hai tâm I1I2 =
= 2√ 89 > R1 + R2.Vậy 2 đường tròn đã cho không có điểm chung.
Câu 10: Đường tròn nào dưới đây đi qua điểm A (4; - 2)
A. x2 + y2 - 2x + 6y = 0. B. x2 + y2 - 4x + 7y - 8 = 0.
C. x2 + y2 - 6x – 2y + 9 = 0. D. x2 + y2 + 2x - 20 = 0.
Đáp án: A
Thế tọa độ của điểm A vào phương trình đường tròn x2 + y2 - 2x + 6y = 0. ta có:
42 + (- 2)2 - 2.4 + 6. ( - 2) = 0
⇒ điểm A thuộc đường tròn.
Câu 11: Cho đương tròn C1) có tâm I1(3; 4); bán kính R1 = 5 và đường tròn (C2) có tâm I2(7; 1), bán kính R2 = 10. Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (C1) và (C2)?
A. Tiếp xúc ngoài B. Tiếp xúc trong
C. Cắt nhau D. Không cắt nhau
Đáp án: B
+ Khoảng cách hai tâm là: I1I2 = = 5
⇒ I1I2 = R2 - R1 = 5
⇒ Hai đường thẳng đã cho tiếp xúc trong.