Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Nỗi oan của người phòng khuê (trang 162 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Nỗi oan của người phòng khuê (trang 162 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Nỗi oan của người phòng khuê (Khuê oán)

Bố cục

- Hai câu đầu: Sự vô tư, hồn nhiên của cô gái

- Hai câu cuối: Sự hối hận muộn màng của cô gái khi để chồng mình đi nhận tước phong hầu

Câu 1:

Điểm độc đáo của Khuê oán là ở cấu tứ, Vương Xương linh biểu thị qua sự biến chuyển tâm trạng của người con gái

+ Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”

+ Nó chính là màu của sự biệt li, nhìn vào chính bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ của mình đang bị trôi qua trong cô quạnh

+ Hoàn cảnh đó quả thực là không thể không khiến cho người thiếu phụ xót thương, sầu hận

Câu 2:

Màu dương liễu là màu của mùa xuân và tuổi thanh xuân, nhưng cũng chính là màu “li biệt”

- Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của người khuê phụ cũng có sự thay đổi:

+ Từ sự vô tư nàng cảm thấy hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

+ Nàng ghét chiến tranh phi nghĩa, lòng oán thán

→ Người khuê phụ hiểu được giá trị của sự li biệt, sự phi lí của chiến tranh

Câu 3:

Bài Khuê oán là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người sống dưới thời Đường

- Qua sự xót xa, nỗi đau thương của người chinh phụ trước tình cảnh buồn bã, u ám trước mắt

+ Chiến tranh phi nghĩa đã khiến vợ chồng chia ly, chôn vùi tuổi trẻ, hạnh phúc của con người

+ Chiến tranh đã làm mất đi sự yêu đời, lạc quan và niềm tin vào cuộc sống

→ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán hận của người chinh phụ là giá trị để tố cáo chiến tranh phi nghĩa