Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1. Tính cụ thể

2. Tính cảm xúc

3. Tính cá thể

Luyện tập

Bài 1:

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

+ Về địa điểm, thời gian: đây cũng là những đặc trưng chung khi viết nhật kí

+ Cụ thể về mục đích nói, người nói (nhân vật tự nhủ với chính bản thân)

+ Cụ thể trong cách diễn đạt: lời tự nhủ, hô gọi, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình khi nói về hiện tại và tương lai có đôi khi giọng hơn giục giã, trách móc (nghĩ gì đấy Th. ơi? ; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

+ Có sự đặc trưng riêng của giọng điệu tâm tình đặc trưng của viết nhật kí: có sử dụng nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ tuổi khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn từ vựng, vốn ngôn ngữ cũng như cách diễn đạt thêm linh hoạt.

Bài 2:

Từ ngữ xưng hô: cô, ta, mình, anh phổ biến trong giao tiếp đời thường

- Ngôn ngữ đối thoại: yêu thương, thân mật (Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh.)

- Thể thơ lục bát rất dễ nhớ

- Lời nói bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng vô cùng tế nhị sắc sảo.

Tính cảm xúc: cả 2 câu ca dao đều biểu thị tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm

Bài 3:

Đoạn đối thoại của anh hùng Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, có sự luân phiên giữa người nói và người nghe, hô đáp.

+ Tính chất điệp từ, điệp ngữ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

+ Mỗi câu văn mang đậm sử thi, có tính nhịp điệu

+ Cách nói ví von, gắn chặt với hoạt động, sự vật trong đời sống thường ngày

+ Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không hoàn toàn giống nhau về phong cách sinh hoạt.