Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) (trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
Bố cục chia thành 4 đoạn
Đoạn 1 - (từ đầu... luống còn lưu): cảm xúc lịch sử của “khách” trước cảnh sông Bạch Đằng.
Đoạn 2 - (tiếp... nghìn xưa ca ngợi): Lời của các vị bô lão kể với khách du lịch về những chiến công lịch sử lẫy lừng trên sông Bạch Đằng
Đoạn 3 - (tiếp... chừ lệ chan): suy ngẫm và bình luận của những vị bộ lão về những chiến công xưa
Đoạn 4 - (còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
Câu 2:
- “Khách” người có tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng:
+ Là bậc “tao nhân mặc khách” có sở thích du ngoạn, đi nhiều, hiểu biết sâu rộng, bầu bạn với trăng
- Nhân vật “khách” tuy mang tính chất công thức của thể phú nhưng với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn thành một nhân vật sinh động.
+ Là cái tôi tác giả- một người có tráng chí, có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng quý trọng đối với lịch sử
- Cái tráng chí ở bốn phương, sự hiểu biết sâu rộng của nhân vật “khách” được thể hiện thông qua các địa điểm các tên gọi địa danh trong các điển cố của Trung Quốc (Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Nguyên, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt... )
- Loại địa danh của đất Việt (bến Đông Triều, cửa Đại Than, sông Bạch Đằng).
+ Thể hiện tráng chí ở bốn phương, địa danh thứ 2 có tính cụ thể, bộc lộ tình yêu đất nước
Câu 3:
Cảm xúc của “khách”:
- Khách vừa có cảm xúc vui, buồn, vừa tự hào nhưng cũng nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, tự hào dân tộc, yêu nước
+ Vui trước cảnh thơ mộng, hùng vĩ của núi sông, tự hào vì có dòng sông ghi những chiến công hiển hách
- Khách buồn và tiếc nuối: dấu tích oanh liệt thời xưa nay đã trở nên hoang vu và trơ trọi. Dòng thời gian đã làm lãng quên đi những giá trị lịch sử ý nghĩa
- Đoạn thơ chủ yếu sử dụng cách ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu trầm lắng, nhịp nhàng, khơi gợi những nỗi niềm suy tư
Câu 4:
Những bô lão hình ảnh của tập thể vừa là đại diện cho người dân địa phương, chứng nhân lịch sử, đồng thời cũng chính là sự phân thân của tác giả.
Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại đã thể hiện được sự đối đáp tự nhiên, từ đó xây dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng
- Các bô lão kể lại chuyện xưa với lời lẽ trang trọng, ngôn từ sống động gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng
+ Những kì tích trên dòng sông Bạch Đằng được kể với tinh thần bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền cho đến Trần Hưng Đạo
+ Các trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện thông qua những nét bút khoa trương tài tình
+ Màu sắc, âm thanh, trực cảm, tưởng tượng của tác giả được vận dụng phối hợp góp phần tô đậm
- Các hình ảnh điển tích được lựa chọn để làm nổi bật thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như tài đức và các chiến công của vua tôi nhà Trần
- Bô lão nhưng nghe và cảm nhận trong đó có giọng của “khách” niềm hoài cảm của các bô lão bắt gặp niềm sững sờ tiếc nuối của khách tạo nên sự cộng hưởng
Câu 5:
- Đoạn cuối “khách” và “bô lão” là hiện thân hô ứng của nay -xưa
+ Ca lên niềm tự hào về sự hùng vĩ của non sông, bàn luận về những chiến thắng trên sông Bạch Đằng khúc anh hùng ca về tinh thần chiến đấu ngoan cường của con người
- Lời ca bô lão có âm hưởng sử thi, dòng sông cuộc đời với chân lí: bất nhân thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ
- Lời nối tiếp của “khách” đóng vai trò tổng kết, ca ngợi công đức của 2 vị vua anh minh, thể hiện khát vọng hòa bình muôn thuở và tư tưởng nhân vật cao đẹp
Câu 6:
- Giá trị nội dung: bài phú bày tỏ tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống anh hùng.
- Đề cao vai trò và trí tuệ của con người
- Giá trị nghệ thuật:
+ Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ
+ Lời văn linh hoạt
+ Hình tượng nghệ thuật vừa sinh động, giàu triết lí, vừa gợi hình
+ Ngôn từ: tráng lệ, trang trọng, lắng đọng, giàu suy tư
LUYỆN TẬP
Bài 1:
Học sinh tự chọn các câu thơ mà mình yêu thích nhất để học thuộc
Bài 2:
Kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với “Sông Bạch Đằng)
- Gần gũi:
- Ca ngợi chiến thắng trên dòng sông huyền thoại Bạch Đằng dưới thời Trùng Hưng
- Cùng ngợi ca thiên nhiên và con người đã làm nên chiến thắng
- Thơ được viết bằng chữ Hán
Khác biệt
Thể loại: bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể thơ Đường luật
“ Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể