Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Câu 1:

Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh học trò học ít nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy đến đỉnh điểm khi người thầy liên tiếp được đặt vào các tình huống:

+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê nên khi bị học trò hỏi gấp thì thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự dốt nát và liều lĩnh đã được bộc lộ.

+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự sĩ diện hão và giấu dốt của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá của mình để lấp liếm che sự dốt nát của mình.

+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười tiếp theo là khi anh chàng tìm đến thổ công, thổ công ngửa cả 3 đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc thật to. Cái dốt nát lúc này đã được phô bày

+ Lần thứ 4: Cái dốt của thầy bị lật tẩy, thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn cố gượng gạo để giấu cái dốt, cái dốt nát tầng tầng lớp lớp chồng chéo lên nhau

- Trong mỗi lần thầy giải quyết tình huống thì cái dốt của thầy đồ lại dần dần đượchiển lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt thì lại cái dốt lại càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng lại không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện và giấu cái dốt

Câu 2:

Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Phê phán bộ phận những người dốt nát nhưng luôn thích tỏ ra hay chữ

- Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

- Tuy nhiên câu chuyện này chỉ đơn giản là một câu chuyện giải trí, chưa đến mức đả kích và tiêu diệt đối tượng nào đó.

Luyện tập

Bài 1:

Hành động của nhân vật:

- Thầy không hiểu chữ kê nên bảo học trò đọc nhỏ: muốn che giấu cái dốt của mình

- Sau khi xin đài âm dương, thầy bệ vệ bảo trẻ đọc thật to: đắc chí tin vào cái dốt

- Thầy bào chữa, cãi cố cho cái dốt trước mặt chủ nhà: tiếng cười đã được đẩy lên đỉnh điểm, hành động này của thầy đã thể hiện một cách rõ nhất bản chất của nhân vật, khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.

Lời nói của nhân vật:

+ Dủ dỉ là con dù dì

+ Dạy cháu biết đến tam đại con gà

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà

Những lời nói về sau đã chứa đựng sự phi lý, ngu dốt mà nhân vật mang ra để che dấu cái dốt của bản thân và để chống chế..

Lời nói và hành động của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện