Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Tổng kết phần văn học 9trang 146 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tổng kết phần văn học 9trang 146 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Tổng kết phần văn học

Câu 1:

Nắm được văn học chia làm 2 giai đoạn: văn học viết và văn học dân gian

Câu 2:

a, Các đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại và đặc trưng chủ yếu của mỗi thể loại

- Những thể loại chủ yếu của nền văn học dân gian là: truyền thuyết, cổ tích, thần thoại, sử thi, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

+ Truyện cổ tích: kể về những kiểu nhân vật ngốc nghếch, thông minh, bất hạnh... nhằm bày tỏ ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng dùng các yếu tố kì ảo, hoang đường.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

+ So Dừa thoát khỏi cái lốt xấu xí và biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

+ Vợ Sọ Dừa bị một con cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá chui ra và trôi dạt vào một hòn đảo và sống sót.

c, Một vài tác phẩm văn học dân gian đã được học: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, Đẽo cày giữa đường, lợn cưới áo mới...

Câu 3:

a, Những nội dung lớn của nền văn học Việt Nam trong lịch sử: cảm hứng thế sự, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng của văn hóa dân gian và văn học

+ Những tác phẩm như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có các yếu tố của ca dao, tục ngữ...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn các sáng tác trong thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán (biểu, hịch, phú, cáo, chiếu, ngâm khúc...)

- Những tác phẩm chữ Nôm cũng chịu sự ảnh hưởng như: Bà huyện Thanh Quan, Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại.

+ Phong trào Thơ mới đã phá bỏ niêm luật, dần dần đưa các thể thơ phương Tây và thơ tự do vào văn học.

+ Những tác giả tiêu biểu, tiên phong: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... đều được viết dựa theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

+ Ngôn từ: sử dụng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn điển tích, điển cố, biền ngẫu...

+ Thể loại: tiểu thuyết, chương hồi, thơ Đường luật, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối sử dụng từ câu nệ chữ nghĩa, ít trích dẫn các điển cố, điển tích, không lạm dụng vào từ Hán- Việt

+ Về thể loại: dần bỏ thơ Đường luật, thay thế bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể dần dần được thay thế bằng các loại tiểu thuyết hiện đại, truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...