Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (trang 135 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (trang 135 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

I. Ẩn dụ

Câu 1:

Hình ảnh cây đa, con đò, bến nước có 2 tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ở lại và những người ra đi.

Câu (1) là lời hứa hẹn, nhắn nhủ, thề ước về sự thủy chung

Câu (2) trở thành lời tiếc than vì thề xa “lỗi hẹn”

b, Những từ ngữ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng đó chỉ là sự khác nhau ở nội dung ý nghĩa hiện thực.

Giữa các hình ảnh trên gợi ra sự liên tưởng giống nhau (có nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)

+ Thực tế, các hình ảnh bến nước, con thuyền, con đò, cây đa là các hình ảnh gắn liền với nhau.

+ Các hình ảnh trên tượng trưng cho tình cảm gắn bó bền chặt giữa con người với con người

+ Có ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng đến hình ảnh phụ nữ chung thủy và nhung nhớ người thương

+ Thuyền, đò: di chuyển, không cố định thường được hiểu là người con trai.

→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn thủy chung, son sắt. Câu số (2) đã trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”

Câu 2:

a, Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựu đỏ như ngọn lửa). Cách nói ẩn dụ này là để miêu tả cảnh cây lựu đang nở hoa rực rỡ, gợi tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật mùa hè.

b, Biện pháp ẩn dụ: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê… cá nhân co rúm. Ý nói đến thứ văn nghệ mơ mộng, không thực tế, không phản ánh được hiện thực. Sự thể hiện tình cảm nghèo nàn, không có sự sáng tạo của những tác giả chỉ đi theo lối mòn

c, Âm thanh của tiếng chim lại được chuyển thành “giọt”, sự hiện hữu có thể dễ dàng nắm bắt được.

d, Thác: ẩn dụ cho sự khó khăn, gập ghềnh của thử thách trên con đường chúng đang ta đi

e, Phù du ẩn dụ cho cuộc sống tạm bợ, vật vờ, không có ích. Phù sa ẩn dụ cho những thứ làm cho cuộc đời trở nên màu mỡ hơn, tươi sáng hơn.

Câu 3:

Hình ảnh so sánh:

- Cuộc đời con người như những dòng sông chảy vào hư vô, cứ chảy mãi.

- Những giọt nắng nhẹ nhàng buông mình xuống những phiến lá còn non xanh mỡ màng sau trận mưa đêm qua.

II. Hoán dụ

Câu 1:

- Hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng: chỉ những người phụ nữ, người trẻ tuổi trong xã hội phong kiến xưa. Cách nói ý chỉ Thúy Kiều

- Áo nâu: chỉ người dân lao động tại nông thôn. Áo xanh là chỉ những người công nhân ở thành thị

b, Để hiểu được chính xác đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần phải dựa vào mối quan hệ tương cận giữa hiện tượng, sự vật:

- Quan hệ giữa tổng thể với bộ phận (đầu xanh, má hồng- cơ thể)

- Quan hệ giữa bên trong với bên ngoài (áo nâu, áo xanh – người mặc áo)

Câu 2:

2 câu thơ có phép tu từ: hoán dụ và ẩn dụ

- Hoán dụ: thôn Đông và thôn Đoài ý nói người thôn Đông và người thôn Đoài (dùng cái để chứa để nói về cái được chứa)

Ẩn dụ: cau- trầu là nói về tình cảm trai gái (cau- trầu sử dụng trong cưới hỏi)

b, Nỗi nhớ người yêu trong thơ của Nguyễn Bính có cả phép ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ trong thơ của Nguyễn Bính lấp lửng hơn, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc, trạng thái mơ hồ khi yêu.

Câu 3:

Dòng sông- thường tượng trưng cho cuộc đời của con người.

Nước- ẩn dụ, hoán dụ chỉ lòng người (sóng ở trong lòng)