Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Thề nguyền (trích Truyện Kiều) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Thề nguyền (trích Truyện Kiều) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

Câu 1:

- Trong sự vội vã của Thúy Kiều khiến người ta nhận thấy sự biến chuyển tất yếu trong tình yêu đôi lứa

+ Sự gấp gáp, vội vàng của không khí đêm thề nguyền

+ Từ “xăm xăm” và “vội” diễn tả hành động, tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều khi sang nhà Kim Trọng

- Đây là cách nhìn tình yêu với sự mới mẻ của Nguyễn Du, trong mối quan hệ lứa đôi, người con gái giữ vai trò chủ động

- Nguyễn Du làm nổi bật sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu đôi lứa

Câu 2:

- Không gian trong đêm thề nguyền thơ mộng và đẹp:

+ Kim thiu thiu ngủ, dưới ánh trăng mơ màng, ngọn đèn hắt hiu

+ Kim Trọng không thể tin vào mắt mình khi Kiều xuất hiện đường đột, chàng tưởng chừng như lạc vào cõi mơ

- Cảnh thề nguyền diễn ra trong không khí trang trọng, thiêng liêng với đủ các loại hình thức lễ nghi

+ Mùi thơm hương trầm

+ Ánh sáng nến sáp

+ Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng là sự chứng giám cho tình yêu đôi lứa thiêng liêng

2 mái đầu xanh cùng nhau ngước lên trời cao, có vầng trăng sáng vằng vặc giữa trời là chứng giám cho lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám cho tình yêu tự nguyện và sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của cả hai

Câu 3:

- Đoạn trích "Thề nguyền" có mối quan hệ chặt chẽ với đoạn trích "Trao duyên" vì:

+ Sau màn ước hẹn, thề nguyền sự gắn bó của Kim và Kiều còn được minh chứng bởi chén giao bôi, vầng trăng sáng

Đoạn Trao duyên chính là sự tiếp tục logic cho quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều:

+ Khi tình yêu bị dang dở, hay ngay cả khi sống một cuộc đời hoen ố thì Kiều vẫn một mực xem trọng mối tình đầu

Đoạn trích này chính là một cơ sở chắc chắn để người đọc hiểu đúng đoạn Trao duyên, cũng như hiểu đúng về sự thủy chung, son sắt trong tình yêu mà Kiều dành cho Kim