Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Bố cục chia thành 2 phần:

- Hai câu đầu: Khí thế của quân tướng nhà Trần

- Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả

Câu 1:

- Bản dịch có nghĩa chưa sát với bản nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không bộc lộ hết được khí chất của từ “hoành sóc”

+ Từ “hoành sóc” thể hiện được sự kì vĩ, ý chí lớn lao, có âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”.

- Trong câu thơ đầu tiên, hình ảnh con người hiện ra giữa thời gian, không gian bao la rộng mở

+ Chiều rộng của sông núi, chiều cao của Ngân Hà (sao Ngưu) thăm thẳm

+ Thời gian được tác giả đo bằng năm (cáp kỉ thu- mấy năm)

+ Con người đã được đặt trong một không gian kì vĩ từ đó trở nên vĩ đại hơn

→ Hình ảnh con người có khí phách hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, sông núi.

Câu 2:

“Ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu” có 2 cách hiểu:

- Thứ nhất, có nghĩa là ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu.

- Thứ hai, ba quân khí thế hùng mạnh lấn át cả sao Ngưu

Tựu chung lại, câu thơ thể hiện về sức mạnh của quân đội nhà Trần về cả trí và lực. Điều đó đã được chứng minh bằng lịch sử:

+ Những vị tướng trí dũng song toàn: Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão…

+ Khí thế thay đổi đất trời khi quân đội nhà Trần đã từng đánh bại quân Mông Nguyên và giặc phương Bắc…

Câu 3:

Nợ công danh được hiểu theo 2 nghĩa:

- Theo tinh thần Nho giáo thì nam nhi phải lập công danh, đây chính là lý tưởng sống cao đẹp của đấng nam nhi trong thời phong kiến

+ Lý tưởng này cổ vũ con người tránh xa lối sống tầm thường, nhụt chí mà sống một cuộc sống có ích hơn

+ Nợ công danh chính là món nợ lớn cần phải trả của một đấng nam nhi đứng giữa trời đất

- Cách hiểu thứ 2, nợ công danh được hiểu là chưa hoàn thành trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước

+ Trong hoàn cảnh thời bấy giờ chí làm trai là phải chống giặc

→ Nợ công danh hay chí làm trai đều chính là việc ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với dân, với nước của Phạm Ngũ Lão là quan niệm có nghĩa tích cực đối với mọi người

Câu 4:

Tác giả Phạm Ngũ Lão thấy hổ thẹn vì:

+ Chưa có trí tuệ, tài năng như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để trợ giúp dân, giúp nước

+ Trí và lực có hạn mà trách nhiệm xây dựng giang sơn vẫn còn bộn bề

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đã bộc lộ ông là người ý thức được trách nhiệm của bản thân với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao phẩm chất của con người luôn hướng đến sự tận trung, tận lực với quốc gia.

Câu 5:

Qua bài thơ ta có thể thấy được vẻ đẹp của một đấng nam nhi thời Trần:

+ Con người hùng mạnh, dũng mãnh với tầm vóc vũ trụ

+ Họ luôn dốc hết sức, hết lòng vì dân vì nước

+ Mỗi cá nhân đều ý thức được việc tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến cho dân tộc

→ Sức mạnh thời Trần, đại diện cho hào khí Đông A sử sách vẫn còn lưu đó chính là sự tổng hòa sức mạnh của sự đoàn kết, trí tuệ dân tộc luôn hướng đến việc xây dựng dân tộc

- Thế hệ trẻ ngày nay cần phải học hỏi tư tưởng, lối sống và cống hiến của những thế hệ hào hùng đi trước, luôn cống hiến hết mình để mang lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân

Luyện tập

Học thuộc lòng bài thơ (dịch thơ và phiên âm)