Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (hay nhất) > Các thao tác nghị luận (trang 131 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Các thao tác nghị luận (trang 131 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Các thao tác nghị luận

Câu 1:

- Trong thực tế, người ta vẫn thường nói đến “thao tác” trong: thao tác thiết kế, thao tác kĩ thuật; thao tác vận hành máy móc; thao tác bắn súng...

- Thao tác là từ được dùng để chỉ việc thực hiện động tác theo trình tự và cần có yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Câu 2:

- Tương đồng: Thao tác nghị luận là thao tác, do đó cũng cần thực hiện các quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật

- Khác biệt: Trong thao tác nghị luận, các động tác đều là những hoạt động của tư duy và thực hiện với mục đích nghị luận, nghĩa là để thuyết phục người đọc hiểu và tin theo ý kiến mà mình muốn hướng đến.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1. Ôn lại thao tác tổng hợp, phân tích, diễn dịch, quy nạp

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

+ Thao tác lập luận sử dụng là: thao tác phân tích

+ Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành những mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguồn nguyên khí của quốc gia

+ Từ câu 1 đến câu 2: tác giả đã sử dụng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài và sự phát triển của đất nước

+ Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả đã thông qua luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đặt ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng và bồi đắp các nhân tài cho quốc gia

- Dẫn chứng được rút ra từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả dùng thao tác tổng hợp với mục đích thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận đó có toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng ở trước đó.

Dẫn chứng được đúc rút ra từ bài "Hịch tướng sĩ", tác giả đã sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được dùng để làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ đều quên mình vì nước, đời nào không có? ” lại càng trở nên đáng tin cậy và có sức thuyết phục đối với người người nghe cả về tình cảm lẫn lí trí

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề có sự chân thực, cách suy luận khi diễn dịch cần phải chính xác. Khi đó, kết luận có tính tất yếu chứ không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xem xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì dẫn đến kết luận được đưa ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận vẫn phải chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có một quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc tìm sự vật, xem xét, hiện tượng mới được hoàn thành

2. Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của đồng bào ta trước đây với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy có khác nhau về nơi việc làm nhưng đều giống nhau là ở chỗ tinh thần yêu nước nồng nàn nhằm làm nổi bật sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu có sử dụng thao tác so sánh với mịc đích nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ trong 2 việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra thao tác so sánh gồm có 2 loại chính, so sánh có mục đích nhận ra sự khác nhau, sự giống nhau

c, Không đồng tình với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong các thao tác rất quan trọng, cần thiết phải có trong lập luận, đời sống nhằm góp phần hỗ trợ một cách tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1,3,4

III. LUYỆN TẬP

Bài 1:

- Tác giả muốn chứng minh: Thơ Nôm Nguyễn Trãi tiếp thu các thành tựu của loại văn hóa dân gian, văn học dân gian

- Thao tác nghị luận chủ yếu được tác giả dùng để làm sáng tỏ điều phải chứng minh là thao tác phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành các bộ phận nhỏ (ngôn ngữ dân gian, thi liệu dân gian…)

- Mỗi một bộ phận nhỏ lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn, nhờ thế mà luận điểm của đoạn trích được xem xét một cách cặn kẽ, thấu đáo hơn

- Câu cuối cùng trogng đoạn trích có giá trị quy nạp. Từ trường hợp riêng của nhà thơ Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành chức năng, sứ mệnh cao quý của văn chương

Bài 2:

Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng nhiều và cũng rất phức tạp. Do ý thức tham gia giao thông của người dân kém, kèm theo với kết cấu hạ tầng giao thông nghèo nàn, xuống cấp. Thực tế đã cho thấy, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy vào dịp hội hè, lễ tết vì mật độ người tham gia giao thông đông hơn, hơn nữa, có nhiều người sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu lại trực tiếp tham gia điều khiển các loại phương tiện giao thông, dẫn đến tình trạng mất an toàn.