Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình (trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
(Trích Truyện Kiều)
Câu 1:
Đoạn trích chia làm 3 phần:
- Phần 1 - (4 câu đầu): giới thiệu chung về cuộc sống ở lầu xanh, tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều
- Phần 2 - (8 câu tiếp): tâm trạng chán ngán, cô đơn của Kiều khi phải sống ở chốn lầu xanh
- Phần 3 - (còn lại): Nguyễn Du sử dụng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn và đau khổ
Câu 2:
Bút pháp ước lệ được bộ lộ trong các hình ảnh: cuộc say, bướm ong, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật chân thực, tế nhị
- Sử dụng điển tích, điển cố: Trường Khanh, Tống Ngọc, mưa Sở, mây Tần
→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên một cách cao đẹp, có phần đáng thương dưới góc nhìn đầy cảm thông của tác giả.
Câu 3:
- Những cặp hình ảnh đối xứng: lá gió – cành chim; bướm lả- ong lơi; dày gió- dạn sương; mưa Sở- mây Tần; gió tựa- hoa kể; bướm chán- ong chường
→ Hình thức góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bàng của người kì nữ, cảm giác đau đớn, tủi nhục và xót xa của nhân vật
- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: khi tỉnh rượu- lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm – bốn bề trăng thâu
→ Làm nổi bật sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian
- Đối xứng giữa hai câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm đầy thương xót cho thân phận bẽ bàng của nhân vật
+ Đối lập giữa êm đềm với hiện tại đầy nghiệt ngã: phong gấm rủ là – tan tác như hoa giữa đường
+ Nêu ra nghịch cảnh: Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm, sự xót xa tủi nhục > < “mặc người mưa Sở mây Tần”
Câu 4:
“Nỗi thương mình” của nhân vật mang ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về sự tự ý thức của cá nhân con người trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường hay nói về cái “ta” nhiều hơn là cái “tôi”)
- Người phụ nữ thời xưa được giáo dục phải cam chịu, nhẫn nhục, an phận thủ thường
→ Thúy Kiều thương lấy thân mình “Giật mình mình lại thương mình xót xa” đã bao hàm ý nghĩa về sự thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình
Con người tuy chưa bị bứt hẳn ra khỏi sự hi sinh, cam chịu, nhẫn nhục nhưng luôn chủ động ý thức về nhân cách, phẩm giá của bản thân mình
Câu 5:
- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bi kịch của nhân vật Thúy Kiều.
+ Qua miêu tả thái độ, tâm trạng và ý thức của Thúy Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du đã lột tả được vẻ đẹp tâm hồn cũng như nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông đầy sâu sắc của một người nghệ sĩ
- Đoạn trích là biểu hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm
+ Lời Kim Trọng nói với Thúy Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.
+ Chữ “hiếu”, Thúy Kiều đã phải hi sinh cả trinh tiết, 15 năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhiều người đàn ông như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn luôn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Nguyễn Du không né tránh cuộc đời đầy nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn luôn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều.
Bài trước: Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên (trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Lập luận trong văn nghị luận (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 2)