Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) (trang 47 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
Các tình tiết liên quan tới Trần Thủ Độ
- Có người tâu với vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không hề biện bạch cho bản thân mình, không thù oán hay trách phạt mà thưởng cho người dám chỉ ra lỗi của mình
→ Người độ lượng, công minh, có bản lĩnh
- Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho bà đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra sự việc rồi khen thưởng tên quân hiệu đã giữ đúng phép nước
→ Ông là người trọng luật pháp, chí công vô tư
- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức quan Câu Đương, ông đã bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt
→ Người thẳng thắn bài trừ nạn mua quan bán chức, chủ động giữ gìn sự công bằng của phép nước.
- Vua muốn phong chức cho anh trai ông nhưng ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày các quan điểm nên lựa chọn người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả 2 mà làm rối việc triều chính
→ Tình tiết góp phần làm nổi bật nhân cách cao đẹp, bản lĩnh hơn người của Trần Thủ Độ: độ lượng, liêm khiết, cương nghị, luôn đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, gia đình
Câu 2:
- Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng các tình huống giàu kịch tính, ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có cao trào, xung đột, thắt nút, mở nút.
- Ngôn từ hàm súc, chỉ kể mà không bình luận. Lời kể trung thành, khách quan với sự thật
- Cách kể hấp dẫn, luôn tạo ra yếu tố bất ngờ: tình huống có cao trào, có xung đột khiến người đọc bất ngờ về cách giải quyết không tuân theo logic nào
- Ông luôn khiến người đọc phải cảm mến và khâm phục vì nhân cách