Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung) (trang 83 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
Tâm trạng, tính cách
- Cách hành xử: hoang mang, cẩn trọng
- Khi bị Tào Tháo bất ngờ triệu đến, Huyền Đức “sợ tái mặt”. Lúc cùng ngồi uống rượu: lại càng dè dặt
- Khi đánh rơi đũa, thìa, Lưu Bị có cách ứng phó khôn khéo, tránh được mọi sự nghi ngờ của Tào Tháo
Câu 2:
Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ sự ngạo mạn, kiêu căng của mình.
+ Một tay gạt đi tất cả những vị anh hùng trong thiên hạ
+ Tào Tháo còn tự cao tự đạ đắc ý tự cho mình là bậc anh hùng và ngầm ý xếp mình trên Lưu Bị
+ Tào Tháo cũng là một người mưu trí, thông minh, ngoan cường.
+ Càng cơ trí lại càng nham hiểm, càng ngoan cường thì càng tàn bạo
→ Tào Tháo thể hiện bản chất gian hùng
Câu 3:
Trong truyện cũng như thông qua quan niệm đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được xem là giàu đức độ.
- Lưu Bị chính là tấm gương phản chiếu được sự tàn bạo, nham hiểm của Tào Tháo
- Lưu Bị lấy lòng thành và nhân nghĩa để đối đãi với người
- Lưu Bị được lòng nhân dân khắp nơi
Tào Tháo tàn bạo, xảo trá, nham hiểm, ứng xử với đời bằng những thủ đoạn gian xảo
- Tào Tháo làm tất cả các việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được mục tiêu của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn
Câu 4:
Cách kể chuyện hết sức lôi cuốn, hấp dẫn của nhà văn. Câu truyện đã trở nên hấp dẫn và li kì vì một người quyết trốn và một người quyết tìm. Lưu Bị suýt bị phát hiện khi giật mình đánh rơi đũa
Đây là một đoạn kể chuyện vô cùng sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt chuyện tài tình của nhà văn. Câu chuyện giống như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm này là giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết đi tìm. Và cuối cùng Lưu Bị đã suýt bị phát hiện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết bất ngờ và hấp dẫn nhất của đoạn trích này.
Đoạn trích còn hấp dẫn bởi thái độ của nhà văn trong việc khen chê rõ ràng, các nhân vật được sắp xếp thành hai phía trắng, đen đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.