Tấm Cám (trang 72 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Tấm là một cô gái xinh đẹp, hiền lành nhưng phải sống cùng mẹ kế và em Cám. Mẹ con Cám vì ghen ghét nên luôn tìm cách bắt nạt Tấm, ép Tấm phải làm nhiều việc. Ngày hội, mẹ con Cám mặc quần áo đẹp đi dự hội, bắt Tấm ở nhà phải nhặt thóc lẫn đỗ, Tấm khóc và được Bụt giúp, cô có quần áo để đẹp đi chơi hội. Nhờ chiếc hài Tấm đánh rơi, nhà vua đã tìm được Tấm và lấy nàng làm vợ. Mẹ con Cám vì ghen tức nên tìm cách giết Tấm, Tấm chết hóa thân thành một con chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị. Cuối cùng Tấm và nhà vua lại được đoàn tụ, mẹ con Cám thì bị trừng phạt.
Bố cục chia thành 3 phần:
- Phần 1 - (từ đầu... "việc nặng"): giới thiệu chung về các nhân vật
- Phần 2 - (tiếp... "bà ngồi bán hàng"): sự hóa thân và đấu tranh của nhân vật Tấm
- Phần 3 - (còn lại): Tấm đoàn tụ với vua
Câu 1:
Xung đột truyện: mối quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.
Từ đoạn truyện về chiếc áo yếm đỏ tới đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống.
- Những mâu thuẫn khác trong gia đình:
+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm nhiều việc
+ Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép.
+ Mẹ con Cám bắt cá bống để ăn thịt
+ Mẹ con Cám mặc đẹp đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn lẫn với gạo.
- Các mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):
+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị).
- Diễn biến của truyện đã cho ta hình dung ra sự phát triển của 2 tuyến nhân vật:
+ Tuyến nhân vật phản diện là mẹ con Cám: càng ngày càng độc ác, tàn nhẫn.
+ Tuyến nhân vật chính diện là Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt nhưng dần dần trở nên quyết liệt và chủ động hơn.
Câu 2:
Tấm trải qua bốn lần hồi sinh: Tấm bị giết và hóa thành con chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)
- Những hình thức biến hóa này đã cho thấy vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của nhân vật (trong sáng và bình dị) đó cũng chính là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
- Sự hóa thân của nhân vật chính là yếu tố kì ảo biểu thị sự vươn lên trong đấu tranh của Tấm để giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác.
- Sự biến hóa, hồi sinh của Tấm có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi trong đạo Phật giảng, qua đó bày tỏ ước muốn, khát vọng hạnh phúc của nhân dân lao động. Cô Tấm ở đây đã chết đi sống lại để giữ hạnh phúc cho mình.
Câu 3:
Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây ra những ý kiến trái chiều- Tấm đúng, Tấm sai.
+ Tấm là một nhân vật cổ tích có nét đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không mang tính cách riêng, bộc lộ tinh thần, thái độ, cách đánh giá của các nhân vật đều có chịu sự chi phối
+ Truyện Tấm Cám tập trung vào việc phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện sẽ gặp lành, làm ác sẽ gặp báo ứng. Mẹ con Cám đã nhiều lần gây ra cái chết cho Tấm nên họ phải chết để đền tội là hợp với logic truyện.
Câu 4:
Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn ở mối quan hệ dì ghẻ con chồng- vấn đề trong phạm trù đạo đức, nguyên nhân là từ việc kế thừa tài sản trong gia đình.
- Mâu thuẫn giữa cái thật và cái giả, cái thiện và cái ác. Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện và sự ngay thẳng, mẹ con Cám là đại diện của cái ác, giả dối và lười biếng.
- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa kẻ áp bức với người bị áp bức.
→ Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc chiến vì chính nghĩa, vì sự công bằng.
Luyện tập
Đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:
- Sử dụng các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:
+ Ông Bụt xuất hiện để giúp đỡ Tấm
+ Tấm hóa thân sau khi chết (con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)
- Phản ánh khát vọng về một xã hội công bằng, cái thiện luôn chiến thắng cái ác:
+ Cuộc đấu tranh và giành chiến thắng của nhân vật Tấm đã phản ánh ước mơ của nhân dân
- Kiểu nhân vật chức năng:
+ Những nhân vật trong truyện đều không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.
Bài trước: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự (trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (trang 76 sgk Ngữ văn 8 tập 1)