Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (trang 113 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày mà con người sử dụng để trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm, ý nghĩ với nhau, đáp ứng các nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.
2. Dạng biểu hiện
- Dạng nói: độc thoại, đối thoại, đàm thoại
- Dạng lời nói bên trong:
+ Độc thoại nội tâm: tự nói với chính mình mà không phát ra tiếng
+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một ai đó đang nói chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại
+ Dòng tâm sự: suy nghĩ bên trong một cách mạch lạc
Luyện tập
a, Lời khuyên chân thành trong giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên biết cách dùng ngôn từ, cách nói năng để đạt hiểu quả cao.
+ Cần giữ phải lịch sự và tôn trọng người nghe
+ Câu ca dao biểu thị đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn luôn xem trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm đối với người nghe.
→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời khi giao tiếp để đạt hiệu quả.
Câu ca dao thứ 2: muốn biết vàng tốt hay xấu thì chỉ cần thử qua lửa, muốn biết chuông tốt hay không thì thử tiếng thấy độ vang.
Con người thông qua lời nói mà nhận biết được tính nết như thế nào, người nói có văn hóa, thanh lịch hay cục cằn, sỗ sàng.
Lời ăn tiếng nói chính là một trong các tiêu chí để đánh giá phẩm chất một con người. Người “ngoan” là người biết nói nhã nhặn, khiêm nhường, biết kính trên nhường dưới.
b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện ra ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam)
Cách sử dụng từ ngữ:
- Nói đến vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.
- Về từ ngữ:
+ Sử dụng nhiều từ ngữ đậm chất Nam Bộ như: xuồng, ghe, rượt
+ Sử dụng từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…
+ Sử dụng các câu tỉnh lược, kết hợp với câu hỏi, câu cảm thán, câu trần thuật
→ Cách dùng từ ngữ đã cho thấy tác giả là người dân Nam bộ, am hiểu những nét đặc trưng về văn hóa và thói quen của con người nơi đây.
Bài trước: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)