Nội dung và hình thức của văn bản văn học (trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
Đề tài của văn bản văn học là: các lĩnh vực trong đời sống được tác giả nhận thức, lựa chọn, bình giá, khái quát và thể hiện trong văn bản
Việc lựa chọn đề tài bước đầu thể hiện khuynh hướng và ý đồ của tác giả
+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nói về cuộc sống, số phận bi thương của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
+ Đề tài Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận của những người phụ nữ bất hạnh trong bối cảnh chế độ xã hội phong kiến thối nát
+ Đề tài của Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh chọn đề tài về mùa thu, cụ thể là vào thời khắc giao mùa
Câu 2:
Chủ đề là vấn đề cơ bản và quan trọng được nêu ra trong văn bản. Chủ đề biểu hiện sự quan tâm cũng như nhận thức sâu sắc của nhà văn với cuộc sống
Chủ đề tác phẩm "Chữ người tử tù": Truyện miêu tả dũng khí, tài năng và sự thiên lương của Huấn Cao, đồng thời làm rõ cái thiện, cái đẹp, cảm hóa được cái ác cái xấu
- Chủ đề truyện ngắn Lão Hạc là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ
Câu 3 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, thể hiện trạng thái cảm xúc, tâm hồn của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả bên trong tác phẩm
Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản chặt chẽ, không tách rời. Nội dung phải được cụ thể hóa bằng hình thức cụ thể, gắn với nội dung nhất định
- Văn bản văn học cần có sự thống nhất giữa nội dung, tư tưởng cao đẹp, hình thức nghệ thuật hoàn mĩ → ý nghĩa quan trọng, tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm
- Trong quá trình phân tích, chú ý tới nội dung và hình thức, kết hợp cả hai yếu tố
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Giống nhau: Tắt đèn và Bước đường cùng đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
- Khác nhau:
+ Tắt đèn: miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng
+ Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Khi bị đẩy tới bước đường cùng thì vùng lên.
+ Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân, ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm của cuộc sống của mình.
Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh: những tác phẩm này mang tính tích cực hơn sáng tác lãng mạn
Bài 2 (trang 130 sgk ngữ văn 10 tập 2):
- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ
- Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người
- Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai
- Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.
+ “Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.