Nhưng nó phải bằng hai mày (trang 80 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Quan hệ giữa Cải và thầy lí: đã được sắp đặt trước khi Cải lấy 5 đồng để hối lộ thầy lí, Cải ung dung nghĩ rằng mình sẽ thắng kiện tuy nhiên khi xử kiện thì Cải lại bị phạt 10 roi.
- Sự độc đáo, tính hài hước của truyện là ở sự kết hợp giữa lời nói với hành động (Nhưng nó lại phải bằng 2 mày- thầy lý xòe 5 ngón tay trái rồi úp lên 5 ngón tay phải)
+ Mối quan hệ logic đã được người đọc nhìn phát hiện ra: giữa lẽ phải, các ngón tay và số tiền để tạo ra tiếng cười
Ý nghĩa tố cáo của truyện: tiền mua được lẽ phải, càng dùng nhiều tiền thì lẽ phải sẽ thuộc về người đó.
Câu 2:
Nghệ thuật gây cười ở phần cuối truyện nằm ở việc:
Trong lời nói của thầy Lí có tính đồng nhất giữa “lẽ phải” với số tiền được hối lộ, lẽ phải có thể được đong đếm bằng vật chất.
+ Thầy lí nhận hối lộ nhưng có thái độ trơ trẽn úp bàn tay trái lên bàn tay phải để biện minh cho hành động nhận hối lộ của mình.
- Xây dựng tình huống gây cười một cách độc đáo, đặc sắc: Cải đút lót tiền nhưng vẫn bị thầy lí đánh đòn
- Truyện tạo ra tiếng cười một cách sảng khoái khi kết truyện có cả hành động và cả ngôn ngữ nói của thầy lý:
+ Chi tiết sâu cay, thâm thúy khi tập trung gây cười vào thứ được xem là công lí của chính quyền phong kiến trước đây ở nông thôn.
Câu 3:
Nhân vật Ngô và Cải:
+ Là những người nông dân đáng thương, tội nghiệp
+ Họ đánh nhau nhưng vì không chịu nhận cái sai của mình và muốn đổ tội cho người khác nên đều đút lót cho thầy lí
+ Nhân vật Cải: vừa đáng thương những cũng vừa đáng trách- đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị quan xử ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.
+ Nhân vật Ngô: mất tiền nhưng lâm vào cảnh kiện cáo
→ Nói chung cả hai vừa đáng thương, vừa đáng trách.
Luyện tập
Đặc trưng của truyện cười thông qua 2 truyện "Tam đại con gà" và " Nhưng nó phải bằng hai mày là:
- Nội dung: thường chế giễu, châm biếm những thói hư tật xấu trong một bộ phận người trong xã hội. Tạo mâu thuẫn phi tự nhiên nhằm gây cười.
+ Truyện "Tam đại con gà" là để chế giễu tên thầy đồ đã dốt nát nhưng lại có thói huênh hoang, ngụy biện.
+ Truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày" tố cáo và đả kích thói tham lam của bọn quan tham thời xưa.
- Nghệ thuật tạo tiếng cười:
+ Kết cấu truyện ngắn gọn nhưng mạch lạc, logic, mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm nhằm tạo ra tiếng cười
+ Mâu thuẫn trong truyện "Tam đại con gà" là sự dốt nát của thầy đồ được che đậy, biện minh.
+ Truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày": việc phân xử, công lý chỉ được đong đếm bằng tiền.
Bài trước: Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự (trang 82 sgk Ngữ văn 10 tập 1)