Lập dàn ý bài văn tự sự (trang 45 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1:
- Trong phần trích ở trên, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói về quá trình ông suy nghĩ và lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc viết truyện “Rừng xà nu”.
- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:
+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng một câu chuyện hay dựa trên một câu chuyện nguyên mẫu có thật đó chính là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
+ Nhân vật chính: tên của nhân vật là Tnú để thể hiện cái “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
+ Hệ thống nhân vật: cụ Mết, Dít, Mai, bé Heng
+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng cây xà nu.
+ Tình huống và các chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của làng xóm, của dân tộc”.
+ Chi tiết đặc biệt tạo ra điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của nhân vật Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con của mình bị đánh một cách dã man, tàn bạo, còn người vợ của mình thì gục xuống ngay trước mặt anh.
Câu 2:
Thông qua lời kể của nhà văn, chúng ta đã có thể học tập:
+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện chính cho truyện
+ Suy nghĩ và tưởng tượng về các nhân vật chính và phụ
+ Lên ý tưởng cho các sự việc chính, sự việc đặc biệt diễn ra nhằm tạo ra điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho câu truyện.
+ Sắp xếp các sự việc, xây dựng dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết cụ thể, chi tiết.
II – Lập dàn ý
Câu 1:
Trường hợp (1): Chị Dậu gặp gỡ một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.
- Mở bài:
+ Chị Dậu dấn thân mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng có ngôi làng để chạy về
+ Gặp được chồng và các con của mình, chị vừa mừng lại vừa tủi
+ Nhưng có một chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi nói chuyện với một người lạ mặt
- Thân bài:
+ Khi hỏi rõ, chị Dậu mới biết người khách lạ đang nói chuyện với chồng chị chính là một người chiến sĩ cách mạng.
+ Người chiến sĩ đã phân tích cho vợ chồng chị Dậu hiểu lý do sâu xa đằng sau những nỗi khổ mà người dân đang phải chịu đựng.
+ Anh đã bày cách để những người nông dân đó có thể thoát khỏi cảnh áp bức và được làm chủ cuộc sống của mình.
+ Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua nhà anh Dậu, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh, và báo với gia đình những thắng lợi mới ở khắp các mặt trận.
+ Được khuyến khích, chị Dậu đã mang những hiểu biết của mình về cách mạng và cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ để nói với bà con lối xóm.
+ Nhiều bà con nông dân khi nghe chị dậu nói đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.
+ Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu đã lãnh đạo đoàn nông dân đứng lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật đem chia cho các hộ dân nghèo cùng cảnh ngộ.
- Kết bài:
+ Chị Dậu vui mừng và xúc động khi đón được cái Tí về đoàn tụ cùng gia đình.
+ Chị Dậu và bà con hàng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.
Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ
- Mở bài:
+ Sau khi trốn thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà
+ Làng Đông Xá hiện đang bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng tại đây vẫn rất sôi nổi
+ Một nhóm các chiến sĩ nhận lệnh bí mật về làng
- Thân bài:
+ Chị Dậu cũng giống như những người dân làng Đông Xá được giác ngộ và hăng hái tham gia cuộc kháng chiến
+ Chị bị địch kiểm soát nhưng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ
Chị Dậu bí mật mang đồ ăn và các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ
Các văn kiện, thư từ được truyền đi ngay trong lòng địch
Nhiều lần chị không màng đến nguy hiểm mà đậy nắp hầm bem.
Bị địch nghi ngờ và kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn một lòng kiên quyết và dũng cảm che chắn cho các chiến sĩ
+ Vì hiểu được ý nghĩa quan trọng của cuộc kháng chiến nên chị Dậu luôn ủng hộ cách mạng.
- Kết bài:
Chị Dậu có tinh thần yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quả cảm, quật cường
Việc làm của chị Dậu đã thôi thúc tinh thần yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của rất nhiều bà con làng Đông Xá
Câu 2:
Cách xây dựng dàn ý một bài văn tự sự:
Bước 1: Trước khi xây dựng dàn ý, chúng ta cần lựa chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện và hình thành cốt truyện cơ bản.
Bước 2: Người viết cần phải xác định được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lựa chọn lên, người viết cần có sự tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để tạo sự logic, gắn kết cho các sự việc chính.
Bước 3: Lựa chọn thứ tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm những chi tiết nhỏ: các không gian diễn ra sự việc của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của các nhân vật…
Bước 4: Sắp xếp những chi tiết đã có để lập một dàn ý chi tiết.
Luyện tập
Câu 1:
Có thể xây dựng cốt truyện như dưới đây:
+ Minh (học sinh) vốn là một học sinh học tập khá, có ý thức tốt và ngoan ngoãn.
+ Sau khi công việc của cha mẹ Minh gặp thất bại khiến gia đình lục đục, cậu buồn bã, chán nản và dần dần bị những người bạn xấu lôi kéo đi chơi nên đã trốn học.
+ Có lần, Minh đã lấy trộm đồ của bạn rồi mang bán.
+ Sau khi bị các bạn trong lớp phát hiện là kẻ ăn trộm đồ, Minh không dám tới lớp, không dám nói chuyện với các bạn nữa.
+ Minh đã rất ân hận về việc làm của mình, cậu đã nhận ra lỗi lầm
+ Thầy giáo chủ nhiệm biết được chuyện của Minh đã rất cảm thông nên đã xin cho Minh được trở lại trường học, giúp đỡ em để em sớm hòa nhập trở lại với các bạn lớp.
+ Minh đã cố gắng trở lại là một cậu học sinh sự ngoan ngoãn, có ý thức như trước đây và có ý thức vươn lên trong học tập.
Câu 2:
Dàn ý: Câu chuyện về tình bạn
- Mở bài:
+ Quân và Nam là một đôi bạn cùng tiến trong lớp.
+ Tình bạn, sự yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến những người xung quanh phải khâm phục và cảm động.
- Thân bài:
Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của Quân và Nam:
+ Quân và Nam là đôi bạn cùng lớn lên bên nhau từ khi còn nhỏ.
+ Nam là cậu bé nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân thì bị mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu bài vở rất khó khăn.
+ Cả lớp chỉ có Nam là chơi với Quân. Nam luôn nhiệt tình giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.
+ Nam giúp đỡ Quân học bài.
+ Quân hiểu bài hơn và điểm kiểm tra trên lớp cũng được cải thiện.
+ Nhờ giúp đỡ Quân mà Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.
+ Cả gia đình, thầy cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ của Quân và Nam.
+ Các bạn trong lớp dần không còn trêu chọc Quân nữa và sẵn sàng giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.
- Kết bài:
+ Kết quả học tập của Nam và Quân ngày càng tiến bộ
+ Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của Quân và Nam khiến mọi người rất khâm phục
Bài trước: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (trang 42 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Uy-Lít-Xơ trở về (trang 52 sgk Ngữ văn 10 tập 1)