Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
+ Lòng bốn phương: ý là nói về ý chí anh hùng muốn vùng vẫy khắp thiên hạ
+ Phi thường: xuất chúng, hơn người
→ Thể hiện phẩm chất và tài năng của Từ Hải
- Tác giả đã dùng nhiều từ ngữ thể hiện thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:
+ Từ ngữ mang sắc thái tôn xưng
+ Từ ngữ chỉ hình ảnh lớn lao, kì vĩ
+ Từ ngữ diễn tả hành động một cách dứt khoát
→ Miêu tả Từ Hải với thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hùng có lí tưởng, giấc mơ của dân chúng vào hình tượng này.
Câu 2:
- Ngôn ngữ của Từ Hải nói với Thúy Kiều, nhận thấy, người anh hùng không hề bịn rịn, quyến luyến vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình. ”
- Thái độ và hành động của Từ Hải quyết đoán, mạnh mẽ, không chút do dự khi phải đứng trước sự lựa chọn hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.
Bao giờ mười vạn tinh binh
… rước nàng nghi gia”
- Lời hẹn ước của Từ Hải dứt khoát, ngắn gọn, chân thành đúng với khí phách của bậc anh hùng
Câu 3:
- Khắc họa hình ảnh người anh hùng oai hùng bằng các hình ảnh ước lệ tượng trưng, thủ pháp lý tưởng hóa nhân vật
+ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
+ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
- Mở ra hình ảnh cánh chim bằng sự tự do, mạnh mẽ trên bầu trời.
- Nhà thơ đã dùng từ ngữ để chỉ bậc trượng phu: dứt, lòng bốn phương, thoát, quyết, tinh binh, bốn bể, dặm khơi, phi thường
- Ngôn ngữ đối thoại kết hợp nhuần nhuyễn với biện pháp miêu tả, mang tính nhân xưng, ước lệ góp phần tạo khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút thơ ca của Nguyễn Du thêm nổi bật. Từ Hải hiện lên với vẻ phi thường
- Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật truyền thống lí tưởng của văn học trung đại
- Nguyễn Du tả Từ Hải với các nét riêng biệt, lý tưởng và phẩm chất của người anh hùng khiến nhân vật không cách biệt với đời thường.