Cảm xúc mùa thu (trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1:
Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Phần 1 - (4 câu thơ đầu): tả cảnh thiên nhiên vào mùa thu ảm đạm, hiu hắt
+ Phần 2 - (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ thương dân và nhớ nước
Câu 2
Sự thay đổi của 4 câu đầu cảnh được nhìn một cách bao quát rộng và xa:
+ Sương trắng rừng phong
+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt
+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời
+ Mây sà xuống đất
- 4 câu thơ sau, không gian có sự thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc trói buộc tấm lòng tác giả với quê hương
+ Không gian có sự vận động do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn cũng trở nên hạn hẹp
+ Sự thay đổi phù hợp từ cảnh, từ thơ đến tình
→ Sự thay đổi phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc, cấu tứ của bài thơ
Câu 3:
Mối quan hệ của 4 câu thơ đầu là 4 câu thơ cuối: cả 2 đã góp phần tạo nên không gian bức tranh thu trầm buồn và sâu lắng
+ 4 câu thơ đầu: miêu tả cảnh mùa thu ở không gian mênh mông, rộng lớn
+ 4 câu thơ sau: cảnh mùa thu rõ nét, chi tiết, có tình
- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm đượm vào cảnh
Nhan đề của bài thơ là "Thu hứng", trong toàn bộ bài thơ có các câu chữ và hình ảnh phản ánh tình cảm của nhà thơ trước cảnh sắc mùa thu.
+ 4 câu thơ đầu dù miêu tả cảnh mùa thu nhưng vẫn có phảng phất nỗi buồn
+ 4 câu cuối là tâm trạng của tác giả nhớ nước, thương đời
Luyện tập
Bài 1:
So với bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):
- Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát nghĩa với tinh thần của bài thơ, diễn tả được sự sắc sảo khi dùng ngôn ngữ
Nhược điểm: Có sự chênh lệch so với bản phiên âm:
+ Câu đầu tiên, tác giả dịch chưa sát nghĩa từ “điêu thương- đây là tính từ nhưng trong câu này lại kiêm vai trò làm động từ. Cần phải làm sao diễn đạt được việc rừng phong bị tàn phá khắc nghiệt bởi sương.
+ Chữ “thẳm” diễn đạt chưa được trọn vẹn nghĩa, nó khiến cho âm hưởng của bài thơ bị kéo xuống
+ Câu 5, khi dịch tác giả đã làm mất đi từ “lưỡng khai”vô cùng quan trọng, từ này có ý nghĩa làm nổi bật sự lặp lại
+ Câu 6, tác giả chưa truyền tải được hết sự cô đơn, trống trải của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm
Bài 2:
Chữ “lệ” trong câu “Tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” được ngầm hiểu theo cả 2 cách nước mắt của hoa cúc và nước mắt của nhà thơ:
+ Mỗi khi nhìn ngắm hoa cúc, lòng tác giả lại cảm thấy bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt lại không ngừng rơi.
+ Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên một sự chia ly không hẹn ngày trở lại nhưng cũng gợi sự liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần
+ Nhìn hoa cúc nở mà tưởng như cúc đang nhỏ lệ