Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Tổng quan về tác phẩm: Cố hương (Lỗ Tấn)

Tổng quan về tác phẩm: Cố hương (Lỗ Tấn)

I. Đôi nét về tác giả Lỗ Tấn

- Nhà thơ Lỗ Tấn sinh năm 1881, mất năm 1936, lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút.

- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

- Sự ngiệp văn chương:

+ Lỗ Tấn chuyển hướng từ nghề y sang nghề văn vì ông tin rằng văn chương có thể trở thành vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thần dân chúng.

+ Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tác phẩm của Lỗ Tấn rất đa dạng gồm: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)

+ Truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa cho nhân dân lao động dưới ách áp bức của chế độ phong kiến

+ Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn với tư cách là danh nhân văn hóa Thế giới

- Phong cách văn của Lỗ Tấn: Ông coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng “ngu muội”.

II. Đôi nét về tác phẩm Cố hương

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm "Cố hương" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét được Lỗ Tấn viết vào năm 1923.

2. Tóm tắt tác phẩm

Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người bạn từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai.

3. Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

- Phần 2 (Tiếp đó đến “ Sạch trơn như quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

- Phần 3 (Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.

4. Giá trị nội dung

Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Tác giả đã đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

5. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục của tác phẩm vô cùng chặt chẽ, cách sử dụng từ ngữ sinh động với những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

- Kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

III. Dàn ý phân tích Cố hương

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn: Một nhà văn tài năng với mong muốn dùng văn chương làm vũ khí tinh thần chống lại sự ngu dốt lạc hậu.

- Vài nét cơ bản về tác phẩm Cố hương: Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”.

II. Thân bài

1. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”

a. Trên đường về quê

- Khung cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách.

- Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến nơi đất khách, nơi mà nhân vật "tôi" đang làm ăn sinh sống.

- Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… ⇒ Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.

⇒ Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của xã hội trung quốc đầu thế kỉ XX

b. Những ngày “tôi” ở quê

Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:

- Khung cảnh:

+ Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ

+ Các gia đình đã dọn đi nhiều, không gian càng thêm hiu quạnh.

⇒ không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn man mác.

- Con người

+ Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.

⇒ Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.

+ Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.

⇒ nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoằng lạ lẫm với tôi so với những người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.

+ Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

+ Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.

⇒ Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn.

+ Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”

⇒ Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế hệ sau này như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.

⇒ Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”

c. Trên đường rời xa quê

- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn ⇒ dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứng, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư

- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.

- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.

+ Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau...

+ “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.

2. Hình ảnh con đường

- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.

- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).

⇒ Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người

III. Kết bài

- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của tác phẩm.

- Liên hệ tới con đường đất nước, con đường bản thân