Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II (trang 109 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II (trang 109 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

Câu 1 (trang 109 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần khởi ngữ và biệt lập cụ thể như sau

Khởi ngữ

Các thành phần biệt lập

Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú
Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái... nhìn ta như vậy

Câu 2 (trang 110): Đoạn văn tham khảo như sau:

"Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Kết thúc truyện là một cảm xúc lâng lâng khó tả, những dư vị về niềm thương, nỗi xót xa cứ trở đi trở lại trong lòng người đọc. Dường như, chỉ khi trải qua muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời con người ta mới cảm nhận hết tình cảm thân thương, sự hi sinh tần tảo của người vợ. Chỉ khi đôi chân không còn đi được nữa, con người ta mới có cơ hội ngắm nhìn những điều giản dị, thân thương, gần gũi nhất trong cuộc đời mình. Đọc tác phẩm "Bến quê", ta không khỏi suy ngẫm về cuộc đời, về những hạnh phúc giản đơn quanh ta, mà có đôi lúc, ta đã chợt lãng quên.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn

Câu 1 (trang 110): Các từ in đậm đã cho thể hiện phép liên kết cụ thể như sau:

a. Nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối

b. Cô bé – cô bé: thuộc phép lặp; cô bé – Nó: thuộc phép thế

c. "thế" thuộc phép thế

Câu 2 (trang 110): Ta có bảng tổng kết như sau:

Phép liên kết

Lặp từ Đồng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Từ ngữ tương ứng Cô bé Thế, nó Nhưng, những rồi, và

Câu 3 (trang 110)

Sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu ở trên đó là:

- Liên kết về nội dung: các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

- Liên kết về hình thức:

+ Giữa câu (1) với câu (2) có từ Kết thúc truyện sử dụng phép lặp từ truyện để liên kết. + Giữa câu (2) và câu (3) sử dụng phép nối: "Dường như"

III. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Câu 1 (trang 111): Qua câu truyện cười "Chiếm hết chỗ", người ăn mày muốn nói với người nhà giàu qua câu nói in đậm ở cuối bài "Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! " nghĩa là: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu (bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian).

Câu 2 (trang 111): Hàm ý của câu in đậm trong từng trường hợp đã cho như sau:

a. – Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp: Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ) và phần nào phương châm quan hệ (nói chệch đề tài).

b. – Tớ báo cho Chi rồi! : Huệ muốn nói rằng "còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo". Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.