Tổng quan: Phong cách Hồ Chí Minh
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
- Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 1999
- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
- Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va
- Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991
- Đôi nét về sự nghiệp sáng tác:
+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”
II. Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990.
2. Bố cục của tác phẩm gồm 3 phần:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc
- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
3. Giá trị nội dung
- Tác phẩm nói lên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, đây là vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
4. Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam.
III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Giới thiêu đôi chút về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.
II. Thân bài
1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để hình thành nên phong cách của mình.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây. Vì thế, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa vô cùng sâu rộng:
+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga…
+ Bác học tập ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác từng làm rất nhiều nghề và đi đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm.
- Bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa ở nước ngoài:
+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những chưa tốt, còn hạn chế và tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động.
+ Bác đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài.
2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh
- Nơi làm việc và nơi ở của Bác rất giản dị, đó là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”
- Tư trang vô cùng giản dịchỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Cách ăn uống rất đạm bạc không hề xa hoa, lãng phí với những món ăn mang đậm truyền thống dân tộc như: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì.
3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh
- Phong cách sống của Người là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:
+ Phong cách sống của Người không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Phong cách sống của Người chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên
⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc gợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…
- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Bài trước: Soạn bài: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (trang 202 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2) Bài tiếp: Tổng quan: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình