Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nói với con (trang 73 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Soạn bài: Nói với con (trang 73 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

Bố cục của bài văn được chia làm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... đẹp nhất trên đời): Tình yêu thương của cha mẹ và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng nuôi lớn con.

- Phần 2 (còn lại): Niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống tốt đẹp của quê hương. Mong muốn con hãy kế thừa và phát huy truyền thống ấy.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 73 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Bố cục bài diễn tả theo tâm trạng của người cha, tình cảm cha con mở rộng ra thành tình cảm gia đình đến tình yêu quê hương đất nước. Tình cảm đó được nâng lên thành lẽ sống lớn của người cha muốn truyền lại cho đứa con thân yêu của mình.

- Phần 1 (từ đầu... đẹp nhất trên đời): Tình yêu thương của cha mẹ và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng nuôi con lớn khôn.

- Phần 2 (phần còn lại): Niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống đẹp đẽ của quê hương. Mong muốn con hãy kế tục phát huy truyền thống ấy.

Câu 2 (trang 73):

- Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Những câu thơ nói lên điều đó là:

+ Tình yêu thương của cha mẹ được thể hiện qua:

“Chân phải bước tới cha... hai bước tới tiếng cười”

+ Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống:

"Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

Câu 3 (trang 73): Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" đó là:

- Giàu tình cảm, có chí lớn

- Thủy chung, gắn bó với quê hương, không chê quê hương khó khăn, nghèo đói

- Bản lĩnh, bền bỉ, chịu thương chịu khó, không quản ngại khó khăn, gian khổ

- Sống tự do, hòa hợp với thiên nhiên

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

Từ những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", người cha muốn nhắc nhở con khi lên đường phải luôn hãnh diện, tự hào, luôn noi theo tấm gương, truyền thống, phẩm chất của người đồng mình, không được quên đi quê hương, nguồn cội của mình. Hãy lấy những tình cảm đó làm hành trang để vững bước trên đường đời.

Câu 4 (trang 74):

- Qua bài thơ người đọc có thể nhận thấy tình cảm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, luôn gửi gắm niềm tin, sự tin tưởng vào sự trưởng thành tốt đẹp của người cha dành cho đứa con thân yêu của mình.

- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn cho con qua những điều này chính là niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Quê hương dù có nghèo nàn, sỏi đá nhưng vẫn luôn giàu truyền thống và phẩm chất tốt đẹp.

Câu 5 (trang 73):

Những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút nhà thơ Y Phương: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất mà giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào, tha thiết.

Luyện tập

Hướng dẫn viết bài

Những luận điểm chính cần nêu rõ:

1. Lòng biết ơn của bản thân đối với tình cảm gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.

2. Niềm tự hào sâu sắc với những đức tính, truyền thống tốt đẹp của người dân quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.

3. Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.