Soạn bài: Tôi và chúng ta (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)
Câu 1 (trang 180 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Học sinh tự đọc hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
Câu 2 (trang 180):
- Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch "Tôi và chúng ta" thể hiện đó là: Một bên là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, một bên là tư tưởng đổi mới, tiến bộ.
- Ý nghĩa của mâu thuẫn đó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta: Xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển. Vì thế, chúng ta không được đứng yên, hài lòng với thực tại mà cần phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội có như thế con người mới tiến bộ và đất nước mới phát triển.
Câu 3 (trang 180): Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Tình huống đó là:
- Xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc Hoàng Việt đã giải quyết tình trạng của xí nghiệp bằng cách đưa ra những cải cách táo bạo, hoàn toàn khác với những yêu cầu, quy định về xí nghiệp của nhà nước lúc bấy giờ. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn trong xí nghiệp. Đặc biệt là mâu thuẫn với phe của phó giám đốc Chính.
- Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây được bộc lộ: Giữa sự tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.
Câu 4 (trang 180): Qua đoạn trích, tính cách của các nhân vật được thể hiện cụ thể như sau:
- Giám đốc Hoàng Việt: là một giám đốc có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, có tư tưởng tiến bộ, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn và kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
- Kĩ sư Lê Sơn: Là một người có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi nhưng còn nhút nhát.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: Là một người máy móc, bảo thủ, cứng nhắc, lạc hậu, xu nịnh cấp trên.
- Quản đốc phân xưởng Trương: Là người luôn thích tỏ ra quyền thế, lười làm, thích sự nhàn nhã nhưng lại muốn được hưởng lương cao.
Câu 5 (trang 180):
Cảm nhận về xu thế phát triển của kịch ngày càng căng thẳng, càng cho thấy những mâu thuẫn gay gắt. Nhưng cuối cùng vở kịch cũng kết thúc bằng sự thắng lợi của tư tưởng tiến bộ.
Luyện tập
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch trong đoạn trích như sau:
- Sau một năm làm giám đốc ở xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, mở rộng sản xuất và cắt giảm nhân sự lười nhác, ỷ lại nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho công nhân. Những ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận và chia sẻ của mọi người, đặc biệt là sự phản đối gay gắt của phó giám đốc Chính. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch.
Bài trước: Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn (trang 170 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Tổng kết phần văn học (trang 181 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)